10 dấu hiệu 'tố cáo' trẻ bị thiếu dưỡng chất

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Dù được bố mẹ cho ăn uống đầy đủ nhưng trẻ vẫn có nguy cơ bị thiếu dưỡng chất. Những dấu hiệu dưới đây sẽ cho biết điều đó.

1. Hay lo lắng hoặc chán nản

Đây là những cảm xúc do não bộ điều khiển, tuy nhiên nó có thể xảy ra khi cơ thể thiếu chất dinh dưỡng như protein. Protein không có nhiều ở thực vật, nhưng bạn dễ dàng tìm thấy nó trong các loại thịt động vật như thịt bò, thịt lợn, thịt gà…

Protein quan trọng với cơ thể như thế nào?

Não bộ cần axít amin để tạo ra các nơ-ron thần kinh, giữ cho tinh thần chúng ta luôn vui vẻ, tỉnh táo. Nếu thiếu protein trầm trọng, có lẽ đã tới lúc bé nhà bạn cần trực tiếp thuốc uống bổ sung axít amin cho cơ thể.

10 dấu hiệu 'tố cáo' trẻ bị thiếu dưỡng chất

Trẻ hay lo lắng có thể là dấu hiệu của thiếu protein

2. Quá hiếu động

Sự nghịch ngợm, hiếu động của trẻ con là hoàn toàn bình thường, nhưng nếu quá mức thì bạn cần phải lưu tâm. Điều này liên quan tới khả năng kết nối và xử lý thông tin cùng một thời điểm của não bộ. Trẻ em quá hiếu động thường có hệ tiêu hóa kém và ít vi khuẩn có lợi sống tại đường ruột, do đó cơ thể không hấp thụ hết dinh dưỡng từ thức ăn.

Theo lời khuyên của các bác sỹ, không nên dùng nhiều đồ ăn đóng hộp hay có chứa phẩm màu. Bên cạnh đó, bạn có thể áp dụng các liệu pháp thiên nhiên để chữa bệnh tiêu hóa cho trẻ. Gelatin, nước canh cũng là cách tốt để đường ruột tạo ra các men tiêu hóa giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

3. Chậm nói

Thiếu vitamin B12 sẽ khiến trẻ chậm nói hơn bình thường. Vì vậy, tăng cường bổ sung chất này trong các loại thực phẩm hàng ngày như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, các loại tôm cá, thực phẩm làm từ sữa và trứng.

4. Tóc/da khô

10 dấu hiệu 'tố cáo' trẻ bị thiếu dưỡng chất

Da và tóc của trẻ sẽ tiết lộ trẻ có đủ vitamin hay không

Cơ thể không có đủ vitamin tan trong chất béo như A, D, E và K2 sẽ khiến cho da khô và tóc xơ, chẻ ngọn. Nếu bổ sung đầy đủ các vi chất này trong bữa ăn, bạn sẽ thấy sự thay đổi đáng kể từ mái tóc tới làn da của bé, sáng bóng và mềm mịn hơn.

5. Răng mọc lệch

Đây là vấn đề nhiều cha mẹ khá đau đầu nhưng tìm ra cách giải quyết hiệu quả không dễ dàng. Một hàm răng mọc chuẩn và một chế độ dinh dưỡng tốt có liên quan tới nhau.

Những trẻ hay ăn thực phẩm đóng hộp hay mẹ chúng ăn thực phẩm nghèo chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc hàm cũng như khoảng cách răng của trẻ. Ngược lại, một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất béo và protein sẽ giúp hàm răng của trẻ mọc đều, không xô lệch và chắc khỏe.

6. Sâu răng

Hầu hết các bậc phụ huynh đều biết: Sâu răng là kết quả việc trẻ ăn quá nhiều đường. Nhưng thực tế, sâu răng có thể là biểu hiện của việc thiếu chất khoáng, vitamin cần thiết để hấp thụ và đồng hóa khoáng chất. Vì thế, hãy bổ sung khoáng chất, đặc biệt là phốt pho, vitamin hòa tan trong chất béo cho bé để miễn dịch 100% với sâu răng nhé!

10 dấu hiệu 'tố cáo' trẻ bị thiếu dưỡng chất

Bổ sung vitamin và khoáng chất để trẻ không bị sâu răng

7. Thường bị cảm lạnh và cúm

Thiếu dinh dưỡng có thể là nguyên nhân khiến bé nhà bạn dễ mắc cảm lạnh/cúm hơn những trẻ khác. Tuy nhiên, khi bạn đã thay đổi bữa ăn mà tình hình không khả quan hơn, hãy áp dụng cuộc thi 'cả gia đình cũng tập thể dục'. Một chế độ dinh dưỡng tốt và duy trì thói quen tập luyện sẽ giúp bé khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

8.  Hay cáu kỉnh, hiếm khi bộc lộ cảm xúc

Chất béo, đặc biệt là Omega 3 chủ yếu có trong cá hồi, cá xác đin, cá trích, cá thu rất cần thiết cho sự ổn định cảm xúc. Những chất béo trong bơ, dầu dừa sẽ giữ và bảo vệ Omega trong não. Ngoài ra, cơ thể mỗi người cần cân bằng lượng hoóc-môn. Nếu chúng ta ăn quá nhiều cà rốt, cơ thể sẽ tạo ra nhiều estrogen (nội tiết tố nữ) khiến chúng ta hay hay nóng giận và bực bội. Vì thế, một củ cà rốt một ngày là hợp lý để cân bằng hoóc-môn tự nhiên.

9. Lười suy nghĩ

Sự phát triển của vòm miệng cũng như hộp sọ của trẻ được cải thiện nếu khi mang thai, cơ thể mẹ được cung cấp đủ chất béo (bao gồm cả chất béo bão hòa trong thịt) và toàn bộ protein từ hải sản, thịt động vật và các loại hạt.

Rau quả trong khẩu phần ăn phụ thuộc vào mùa vụ nhưng chất béo và thịt có quanh năm sẽ cung cấp những dưỡng chất tốt nhất cho bà bầu cũng như người nuôi con bằng sữa mẹ. Nên tránh đồ ăn đóng hộp (các loại hạt khô và dầu thực vật) vì thực sự không tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.

10. Béo phì

10 dấu hiệu 'tố cáo' trẻ bị thiếu dưỡng chất

Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, trẻ sẽ bị béo phì mà vẫn thiếu chất

Chắc bạn không nghĩ rằng béo phì lại liên quan tới vấn đề thiếu dinh dưỡng nhưng chính xác thì đó là nguyên nhân gây ra điều này. Nếu trẻ ăn nhiều thực phẩm đóng hộp hay đồ ăn vặt thiếu chất, chúng sẽ nhanh đói và tìm những đồ ăn khác.

Vòng luẩn quẩn cứ thế diễn ra, tình trạng tăng cân bắt đầu xuất hiện. Cơ thể sẽ chỉ cảm thấy no nếu ăn đầy đủ các loại thực phẩm như hải sản, thịt, sữa tươi, pho mát, bơ, dầu dừa, rau quả, ngũ cốc.

Do đó, hãy bắt đầu từ bữa ăn hôm nay để trẻ được phát triển đầy đủ, đảm bảo sức khỏe cho việc học tập và vui chơi.

Ảnh minh họa: Internet

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!