Nguyên nhân nào dễ gây ra tình trạng trẻ bị thiếu kẽm?
Hàm lượng kẽm trong thức ăn bị mất do quá trình chế biến qua nhiệt độ cao
Chúng ta thường được khuyên rằng nên ăn chín uống sôi mới đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên cũng có một số hạn chế nhất định do nấu nướng gây ra, điển hình chính là sau khi dùng nhiệt độ cao để chế biến món ăn, nhiều thành phần dinh dưỡng có thể bị phá vỡ, thất thoát mà không thể được cơ thể hấp thu.
Trong quá trình nấu nướng có thể làm thất thoát hàm lượng kẽm trong thực phẩm (Ảnh minh họa).
Bạn có thể lựa chọn những nguyên liệu giàu dinh dưỡng khi nấu thực đơn ăn dặm cho trẻ, nhưng trong quá trình này khó tránh khỏi làm ảnh hưởng đến hàm lượng dưỡng chất sẵn có, trong đó kẽm lại thường bị mất nhiều hơn cả. Do đó, nếu không bổ sung đầy đủ, lâu ngày có thể khiến trẻ bị thiếu kẽm và nhiều loại dinh dưỡng khác nữa.
Trẻ trở thành đối tượng hút thuốc lá bị động
Trẻ nhỏ đương nhiên không thể hút thuốc nhưng nếu sống trong môi trường mà người xung quanh nghiện thuốc lá, khói thuốc mà trẻ hít vào cũng làm tăng nguy cơ trẻ thiếu kẽm, đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện, gây nhiều bệnh tật nguy hiểm khác cho trẻ nhỏ.
Trong khói thuốc có chứa một nguyên tố kim loạn nặng rất độc hại đó là Cadimi, nguyên tố này có ảnh hưởng làm rối loạn kẽm trong quá trình hấp thu và thậm chí là đối kháng nhau. Vì sự phát triển của trẻ, tốt nhất các thành viên trong gia đình nên chủ động cai thuốc lá và hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc.
Khả năng hấp thu kém
Bên cạnh vấn đề thực đơn ăn uống của trẻ không khoa học thì một số nguyên nhân do bệnh tật khác như tiêu chảy mãn tính, hội chứng tổng hợp kém hấp thu, các loại xơ nang… đều có thể tác động xấu đến hiệu quả hấp thu kẽm.
Ngoài ra, trong một số loại ngũ cốc có thể chứa nhiều chất xơ thô và axit phytic, gây trở ngại khi cơ thể hấp thu nguyên tố kẽm. Một điểm khác cần chú ý chính là lượng kẽm trong sữa bò có thể tương đương trong sữa mẹ nhưng hiệu quả hấp thu, sử dụng lại không bằng sữa mẹ.
Bố mẹ cần chú ý những dấu hiệu này để kịp thời phát hiện vấn đề trẻ bị thiếu kẽm
Trẻ trở nên biếng ăn
Trẻ bị thiếu kẽm thường sẽ có một biểu hiện khá điển hình chính là không cảm thấy đói khát, do đó mà trẻ rất biếng ăn dù nhìn khái quát bên ngoài thì trẻ không hề có bệnh tật gì. Đáng quan tâm hơn là nếu tình trạng chán ăn này kéo dài sẽ trở thành hội chứng biếng ăn mãn tính, thậm chí có một số trẻ còn sinh ra tật thích ăn vật lạ như giấy, đá sỏi.
Biếng ăn là một trong những dấu hiệu trẻ bị thiếu kẽm (Ảnh minh họa)
Sự phát triển chậm hơn rõ rệt so với những trẻ cùng trang lứa
Kẽm có tác dụng thúc đẩy sản sinh hormone tăng trưởng ở trẻ nhỏ. Do đó, khi cơ thể trẻ bị thiếu kẽm cũng có nghĩa là các hormone này tiết ra cũng ít hơn, chậm hơn, trẻ có xu hướng kém phát triển mà rõ rệt nhất chính là chiều cao thấp bé.
Khả năng tập trung kém
Mặc dù khi trẻ kém tập trung không nhất định là do thiếu kẽm, nhưng nếu có tình trạng này thì không loại trừ khả năng liên quan đến vấn đề thiếu hụt nguyên tố kẽm. Đặc biệt, nếu bạn phát hiện trẻ còn kèm theo chứng biếng ăn thì rất có thể đây chính là dấu hiệu đòi hỏi phải bổ sung kẽm hợp lý cho trẻ.
Não bộ chậm phát triển
Những trẻ bị thiếu kẽm trong thời gian dài thì trí lực cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Do thiếu kẽm sẽ khiến số lượng tế bào não bị ít đi, protein hợp thành cũng suy giảm, trẻ sẽ có những biểu hiện cụ thể như năng lực phản ứng chậm hơn so với bạn cùng tuổi.
Thiếu kẽm khiến hệ miễn dịch suy yếu, trẻ dễ bị bệnh hơn (Ảnh minh họa).
Hệ miễn dịch suy yếu
Kẽm trong cơ thể có tác dụng thúc đẩy hợp thành số lượng các đại thực bào, những tế bào bạch cầu này có vai trò 'nuốt chửng' rất nhiều độc tố và tác nhân gây bệnh. Vì vậy, một khi trẻ bị thiếu kẽm cũng có nghĩa là đại thực bào không được tái tạo đủ, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể yếu ớt, dễ bị bệnh mà đặc biệt là cảm mạo.
Bổ sung kẽm cho trẻ như thế nào để hiệu quả và an toàn?
Tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm
Thông thường, trẻ sau 4 đến 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu ăn dặm tùy theo nhu cầu và tình trạng sức khỏe thực tế của mỗi trẻ. Nếu bạn phát hiện trẻ có những biểu hiện thiếu kẽm thì trước hết có thể bắt đầu cải thiện từ thức ăn hằng ngày.
Bổ sung kẽm cho trẻ hãy bắt đầu từ những món ăn (Ảnh minh họa).
Kẽm trong nguyên liệu từ động vật thường cao hơn thực vật, mẹ có thể sử dụng thịt nạc, lòng đỏ trứng, cá, gan động vật, đậu phộng, hạt óc chó… kết hợp và xen kẽ nhau một cách đa dạng để tạo thực đơn bổ sung kẽm hợp lý cho trẻ.
Bổ sung kẽm dạng thuốc khi cần thiết
Nếu tình trạng thiếu kẽm ở trẻ khá nghiêm trọng, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để tiến hành kiểm tra tổng các các chỉ số dinh dưỡng cũng như vấn đề bệnh tật nếu có. Sau đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có chỉ định cho trẻ dùng loại thuốc bổ sung kẽm phù hợp với tình trạng thực tế.
Cho trẻ vui chơi ngoài trời để tăng sức đề kháng và cải thiện thể chất (Ảnh minh họa).
Khuyến khích trẻ vận động
Khi trẻ bị thiếu kẽm hoặc các nguyên tố vi lượng khác cũng sẽ khiến cơ thể thiếu sức sống mà lười hoạt động, dẫn đến trao đổi chất trong cơ thể cũng kém đi, tạo thành cái vòng lẩn quẩn ác tính. Bạn nên tạo cơ hội cho trẻ ra ngoài trời và hướng dẫn trẻ vận động theo thể chất và sức khỏe hiện tại.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!