1. Thực phẩm có hàm lượng đường fructose cao
Một số loại trái cây chứa hàm lượng đường fructose cao như nho, anh đào, lê, táo, mận, dưa hấu, chà là, mận, nho khô… Ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến khả năng cơ thể phá vỡ fructose thành năng lượng. Đây là lí do gây ra các vấn đề về khí đường ruột. Lượng đường fructose không tiêu hóa được trở thành thức ăn cho các vi khuẩn trong đại tràng, do đó tạo ra khí hôi.
2. Đậu đỗ
Các loại đậu đỗ là tác nhân đáng kể gây ra vấn đề về khí đường ruột. Đậu đỗ có chứa hàm lượng lớn vitamin, khoáng chất và protein, gồm hai loại đường thực vật phức tạp là stachyose và raffinose. Hệ tiêu hóa có khả năng phá vỡ hai loại đường này. Tuy nhiên, khi đi qua ruột già, vi khuẩn sẽ ăn những thành phần đường này và gây xì hơi.
Vậy bằng cách nào chúng ta có thể vẫn ăn các món đậu đỗ mà ko lo bị 'xả ga', bởi lẽ đây là nguồn protein chính của những người ăn chay? Rất đơn giản, bạn chỉ cần ngâm đậu và đậu lăng vào nước trong một thời gian, sau đó rửa sạch trước khi chế biến. Cách này sẽ giảm bớt lượng đường thực vật trong hạt đậu và hạn chế việc xì hơi.
Các loại đậu đỗ là tác nhân đáng kể gây ra vấn đề về khí đường ruột
3. Sữa và các sản phẩm làm từ sữa
Việc không dung nạp lactose là một vấn đề thường gặp của khoảng 20% dân số thế giới. Hiện tượng này dẫn tới việc tạo ra các khí dư thừa. Bạn có thể tránh vấn đề này bằng cách sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa như kem, sữa chua, bơ, kem chua và pho mát. Hãy thử bổ sung thuốc OTC trước khi sử dụng các sản phẩm từ sữa để tránh xì hơi và dị ứng.
4. Thực phẩm nguyên hạt
Sợi thực vật chứa một lượng lớn carbohydrate không tiêu, tập trung nhiều ở thực phẩm nguyên hạt. Khi sợi này đến đại tràng, vi khuẩn sẽ lên men và giải phóng khí. Nên hạn chế sử dụng các thực phẩm như bánh quy giòn, bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt để tránh đầy hơi.
5. Rau quả chứa lượng đường không tiêu
Một số loại rau như giá đỗ, cần tây, măng tây, tỏi tây, hành tây, súp lơ, bắp cải, bông cải xanh chứa hàm lượng lớn các loại đường thực vật không tiêu. Khi các loại đường này bị phá hủy trong đại tràng, khí được thải ra như một sản phẩm phụ. Sử dụng các loại thuốc men enzym OTC như alpha-galactosidase D có thể giúp giảm bớt cảm giác khó chịu do khí đường ruột gây ra.
Một số loại rau như giá đỗ, cần tây, măng tây sẽ khiến bạn bị xì hơi vô cớ
6. Đồ uống có ga và nước ngọt
Uống các loại đồ uống có ga sẽ bổ sung một lượng khí lớn vào đường tiêu hóa. Đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng ợ và giải phóng khí. Hãy thay thế nước ngọt và đồ uống có ga bằng nước, trà hoặc nước trái cây.
7. Kẹo cứng
Khi ngậm kẹo cứng đồng nghĩa với việc bạn sẽ nuốt nhiều không khí vào trong. Sorbitol được sử dụng như một chất làm ngọt trong loại kẹo này cũng làm tăng nguy cơ khí đường ruột.
8. Yến mạch
Bột yến mạch là một thực phẩm thơm ngon và bổ dưỡng cho bữa sáng. Tuy nhiên, bột yến mạch cũng như bất kì các sản phẩm nào từ loại bột này như cám yến mạch hay bánh quy yến mạch đều có thể gây ra khí dư thừa do có chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan.
Bột yến mạch có thể gây ra khí dư thừa
9. Thực phẩm chế biến
Các thực phẩm đóng gói hoặc thực phẩm chế biến, thức ăn nhẹ, ngũ cốc và bánh mì chứa nhiều thành phần trong đó có lactose và fructose. Sự kết hợp của các thành phần này dẫn đến sự giải phóng khí tăng.
10. Nhai kẹo cao su
Mặc dù các thành phần cấu thành kẹo cao su không chứa bất kì loại chất nào gây ra hiện tượng xì hơi nhưng cách nhai loại kẹo này sẽ khiến bạn nuốt nhiều không khí hơn. Đôi khi, những loại kẹo cao su ngọt có chứa một lượng lớn đường có năng lượng thấp như sorbitol, xylitol và mannitol là những loại đường khó tiêu hóa. Điều này dẫn tới ợ và xì hơi nhiều lần.
Bạn không nhất thiết phải tránh tất cả các loại thực phẩm kể trên. Chỉ cần hạn chế sử dụng những loại thực phẩm này với một lượng nhỏ để loại bỏ vấn đề xì hơi.
Ảnh minh họa: Internet
Vũ May (Stylecraze)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!