Một số vấn đề sức khỏe như tiểu đường, thiếu hụt vitamin, nhiễm trùng xoang hay thậm chí ung thư miệng có thể được phát hiện thông qua việc khám răng.
1. Bạn dùng chỉ nha khoa ngay trước cuộc hẹn và đó là lần duy nhất
Để làm sạch răng, bác sĩ nha khoa khuyên bạn nên sử dụng khoảng từ 30 tới 50 cm chỉ để vệ sinh từng kẽ răng.Tuy nhiên, nhiều người tiết kiệm chỉ sử dụng một đoạn chỉ ngắn và dùng chung cho tất cả kẽ răng. Điều này không những không làm sạch được các vụn bám trong kẽ răng mà còn vô tình gây ra tình trạng hôi miệng.Nướu sẽ bị chảy máu và sưng vì bạn cố làm sạch răng.
2. Bạn đang mang thai
Phụ nữ mang thai thường dễ bị viêm lợi là bởi do lượng máu trong cơ thể tăng lên từ 30 – 50%, quá trình lưu thông máu cũng nhanh hơn trước đó để đảm bảo cung cấp oxy và dưỡng chất cho bào thai. Quá trình lưu thông máu này dễ khiến cho lợi bị sưng tấy và mắc bệnh viêm lợi.
Khi bà bầu bị viêm lợi cũng có những dấu hiệu như sưng tấy lợi, dễ chảy máu lợi khi đánh răng. Viêm lợi ở phụ nữ mang thai nguy hiểm hơn nhiều so với những người bình thường vì đó là tiền nguyên nhân gây nên hiện tượng sinh sớm.
3. Bạn hay cắn móng tay
Cắn móng tay có thể làm cho răng của bạn bị xê dịch, sứt mẻ hoặc trở nên suy yếu theo thời gian. Hơn nữa, nó còn gây hỏng men răng, làm mất sự liên kết của răng hàm trên và hàm dưới, gây viêm nướu, sưng lợi... Ngoài ra khi bạn cắn móng tay, các vi khuẩn này sẽ dễ dàng đi vào trong miệng xuống các phần khác trong cơ thể bạn, dẫn đến nhiễm trùng.
4. Bạn từng có thói quen mút ngón tay cái
Mút ngón tay là một phản xạ tự nhiên giúp cho phát triển cơ và hàm. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này tiếp tục xảy ra kéo dài, sẽ trở thành một thói quen xấu. Nha sĩ có thể nhìn thấy răng cửa của bạn nhô ra phía trước.
5. Mùi hôi của hơi thở có thể cảnh báo vấn đề nào đó
Ngoài việc vệ sinh răng miệng kém, hơi thở có mùi còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe như mất nước, bệnh tim mạch, viêm amiđan hay nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai.
6. Bạn có thể bị chứng rối loạn ăn uống
Ở những người biếng ăn, tình trạng –nửa đói làm tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng cần thiết của cơ thể. Bệnh loãng xương có thể phát triển, làm yếu xương hàm nâng đỡ răng, dẫn đến mất răng. Men răng bị xói mòn do axit sản sinh từ chứng rối loạn ăn uống.
7. Bạn bị nhiễm trùng xoang
Do chân răng (răng hàm trên) nằm sát xoang hàm, nên khi vùng bị sâu lan rộng sẽ làm tổn thương xoang, gây nên những cơn đau nhức dữ dội. Khi đó, nếu ở giai đoạn sớm, bạn chỉ cần điều trị sâu răng, đồng thời bệnh xoang sẽ tự khỏi. Nếu muộn, bạn không chỉ phải nhổ bỏ răng mà xoang đã viêm nhiễm nặng nề. Khi đó, người bệnh cần điều trị thêm cả xoang.
8. Cơ thể bị thiếu vitamin
Vitamin là chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì chức năng sinh lý bình thường của cơ thể. Việc cơ thể thiếu dưỡng chất cũng ảnh hưởng tới răng miệng vì vậy bạn cần cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.Thiếu hụt vitamin dễ gây sưng lưỡi, chảy máu nướu, góc miệng màu đỏ.
9. Bạn bị bệnh tiểu đường
Sâu răng: bệnh tiểu đường có thể làm giảm quá trình bài tiết nước bọt, dẫn đến khô miệng. Khi không đủ nước bọt để dọn dẹp thức ăn dư thừa, chúng tạo thành mảng bám trên răng gây sâu răng.
Viêm nướu răng:các mảng bám trên răng nếu không được loại bỏ bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên, chúng sẽ cứng lại thành cao răng. Mảng bám và cao răng kích thích nướu răng, làm chúng dễ bị sưng, chảy máu gây viêm nướu răng.
Bệnh nha chu: viêm nướu răng nếu không được điều trị, có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng, làm phá hủy các mô mềm và xương để nâng đỡ răng gây bệnh nha chu. Cuối cùng, viêm nặng có thể làm răng dễ lung lay, tụt lợi, thậm chí là mất răng.
Tưa miệng(còn gọi là nấm Candida): sự phát triển của nấm Candida tự nhiên là có sẵn trong miệng, sẽ gây ra các triệu chứng như: đau, có đốm trắng hoặc đỏ trên lưỡi má hoặc vòm miệng, tạo thành vết thương hở. Vệ sinh răng miệng chính là cách làm sạch các loại nấm này, hoặc trong giai đoạn nặng bác sĩ có thể cần chỉ định dùng thuốc kháng nấm để điều trị.
10. Bạn có vấn đề với rượu
Khô miệng, sâu răng, hơi thở hôi... là những vấn đề do rượu
11. Bạn bị ung thư miệng
Chảy máu bất thường trong khoang miệng. Chảy máu có thể diễn ra tự nhiên, sau va chạm nhẹ, sau ăn uống hoặc vệ sinh răng miệng.
Theo Zing
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!