Khi vào thời điểm giao mùa hoặc thời tiết chuyển mùa (từ hè sang thu, xuân sang hè...), nóng - lạnh thất thường chính là những nguyên nhân gây nên cácbệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh, do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu. Bài viết dưới đây, Vicare sẽ cung cấp thông tin về 3 căn bệnh về đường hô hấp phổ biến ở trẻ sơ sinh.
1. Bệnh viêm phổi
Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn hoặc virus gây nên ở trẻ. Bệnh viêm phổi là một trong những bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh thường gặp. Một số trẻ khi vừa mới sinh ra cũng có thể dễ mắc chứng bệnh này.
Khi trẻ bị viêm phổi, bố mẹ cần lưu ý cho trẻ uống thuốc đúng liều lượng theo đơn thuốc của bác sĩ đã kê và tránh lạm dụng thuốc. Để trẻ nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát, rộng rãi, sạch sẽ. Ngoài ra, bố mẹ có thể cho trẻ nằm gối đầu cao một chút và thường xuyên đổi tư thế nằm cho trẻ hoặc bế trẻ dậy để giảm nhẹ ứ máu trong phổi. Cần cho trẻ tránh các loại khói bụi như: khói thuốc lá, khói xe hơi... Vào những ngày thời tiết lạnh nên giữ ấm cho trẻ, mùa hè không nên để điều hòa trong phòng ở nhiệt độ quá thấp. Thêm vào đó, các mẹ nên cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, để tăng sức đề kháng cho trẻ.
2. Suy hô hấp cấp
Suy hô hấp cấp là một trong cácbệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh, căn bệnh này đặc biệt nguy hiểm với những trẻ sinh non. Bệnh thường xuất hiện sau khi trẻ được sinh ra trong một thời gian ngắn, khoảng từ vài giờ đến vài ngày sau khi sinh.
Bệnh có biểu hiện như trẻ bị khó thở đột ngột và dữ dội. Sau đó, trẻ sẽ thở nhanh trên 80 lần/ phút, thở rên, chủ yếu trẻ chỉ thở ra, da mặt tím tái dần. Nếu không điều trị kịp thời trong thời gian đầu phát hiện ra bệnh, trẻ có thể vật vã, thở chậm dần, cơn ngừng thở kéo dài dẫn đến trụy tim mạch, tử vong.
Khi trẻ bị suy hô hấp cấp, cha mẹ nên lưu ý:
- Phải đặt trẻ ở tư thế thuận lợi cho việc hồi sức và lưu thông đường thở như: đặt trẻ nằm ngửa, kê gối dưới vai, để đầu ngửa ra sau. Nới rộng quần áo cho trẻ, tránh để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh so với nhiệt độ phòng.
- Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày.
- Khi trẻ có dấu hiệu nặng, cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để kịp thời điều trị.
3. Viêm đường hô hấp
Đây là căn bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh dễ gặp khi thời tiết giao mùa hoặc chuyển biến đột ngột từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại.
Trẻ bị viêm đường hô hấp thường có dấu hiệu nhận biết như: sốt, ho, chảy mũi nước, hắt xì hơi hoặc có thể khó thở do bị ngạt mũi, phế quản bị phù nề. Khi đó, cha mẹ sẽ thấy trẻ có biểu hiện bên ngoài như: tím môi, cánh mũi phập phồng, lõm xương ức hoặc lõm các khe của liên sườn, rối loạn nhịp thở và số lần thở...
Mang thai lần đầu bị thủy đậu ảnh hưởng như thế nào?
Màu sắc nước mũi của trẻ - bí mật không phải mẹ nào cũng biết
Tổng quan về bệnh ho gà mẹ cần biết
Các nguyên nhân dẫn đến viêm phổi nặng ở trẻ sơ sinh
Giúp mẹ phân biệt ho cảm lạnh và viêm phổi ở trẻ em
Bệnh nếu nhẹ thì chỉ thường kéo dài vài ba ngày là tự khỏi và không cần dùng kháng sinh, bởi vì hầu hết bệnh là do virút gây ra. Tuy nhiên để đảm bảo trẻ nhanh khỏi bệnh và tránh được biến chứng nguy hiểm của bệnh, cha mẹ nên có chế độ chăm sóc đặc biệt khi trẻ bị viêm đường hô hấp cũng như các bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh như:
- Theo dõi trẻ khi trẻ bị ho, hắt hơi, sổ mũi nhưng không sốt hoặc sốt nhẹ. Khi đó, cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh và thuốc hạ sốt cho trẻ. Thường xuyên cặp nhiệt độ cho trẻ để nắm rõ tình trạng nhiệt độ cơ thể trẻ.
- Nếu trẻ có biểu hiện như: ho nhiều, mệt mỏi, sốt trên 38 độ C, có triệu chứng khó thở thì cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám bệnh và xử trí kịp thời.
- Cha mẹ không nên mặc quá nhiều áo quần cho trẻ, nên mặc quần áo rộng, thoáng để dễ thoát nhiệt cho trẻ. Nếu trẻ sốt nhẹ nên dùng khăn nhúng vào chậu nước sạch có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ của trẻ 2 độ để lau cho trẻ ở những vùng như: trán, nách, bẹn (cách vài, ba giờ lau một lần) hoặc đắp khăn ướt lên trán để giảm nhiệt cho trẻ. Đặc biệt lưu ý, tuyệt đối không dùng nước đá hoặc nước lạnh để làm hạ nhiệt cho trẻ.
- Ngoài ra có thể cho trẻ uống hoặc đút hậu môn thuốc Paracetamol trong trường hợp trẻ sốt 38 độ C không có dấu hiệu giảm sau khi đã chườm khăn, với liều lượng đối với trẻ ở từng lứa tuổi như: 80 mg (trẻ 3– 11 tháng/tuổi); 120mg (trẻ 24 tháng/ tuổi) và 10mg/kg thể trọng đối với trẻ trên 2 tuổi
- Nên cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng, ấm và uống đủ lượng nước. Nếu trẻ còn nhỏ và vẫn còn bú mẹ thì các mẹ vẫn cho trẻ bú như bình thường hoặc tăng số lần và tăng thời gian bú mẹ lên sẽ tốt hơn cho trẻ.
- Để tránh mất nước cho trẻ, có thể cho trẻ dung dịch ôrêzôn (ORS) loại 5,63g/gói hoặc mẹ có thể nấu nước cháo muối để thay thế. Lưu ý là nước cháo đã pha chỉ nên dùng trong ngày và tốt nhất là dùng trong vòng 6 giờ sau khi nấu.
Trên đây là một số bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh, cách nhận biết và điều trị giúp các mẹ tham khảo để phòng tránh bệnh tốt nhất cho con mình.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!