30 tuổi trở đi, nếu có dấu hiệu này cần phải cảnh giác ngay với bệnh gút

Cần biết - 11/24/2024

Chế độ ăn không cân đối là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh gút mắc sớm ở người trẻ.

Triệu chứng cảnh báo sớm bệnh gút

Sau mỗi lần đi đá bóng và uống rượu bia cùng bạn bè anh N.V.L (36 tuổi) thường xuất hiện nhói đau ở bàn chân và gối. Triệu chứng đau xuất hiện một vài giờ sau đó tự hết. Lúc ban đầu anh L chỉ nghĩ vận động quá mạnh do chơi thể thao nên bị đau cơ thông thường.

Tuy nhiên, những cơn đau xuất hiện thường xuyên hơn và tầng xuất càng nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và công việc đã khiến anh phải đi khám. Kết quả khám bác sĩ chẩn đoán anh L bị bệnh gút. Do các tinh thể urat natri có thể lắng đọng ở khớp gây ra những cơn đau cấp tính.

Cũng chủ quan với những cơn gút cấp xảy ra anh T.V.Th (32 tuổi) đã không đi khám mà dùng thuốc giảm đau. Tới anh bị đau khớp háng không đi lại được mới tới viện khám.

Anh Th đã được chỉ định phẫu thuật do tinh thể urat lắng đọng nhiều nơi, trong đó có khớp háng.

30 tuổi trở đi, nếu có dấu hiệu này cần phải cảnh giác ngay với bệnh gút

Bị đau nhói bàn chân lặp đi lặp lại anh L nghĩ chỉ là căng cơ do chơi thể thao, không ngờ là triệu chứng của cơn gút cấp.

Theo Th.BS Nguyễn Trần Trung, Khoa cơ xương khớp (Bệnh viện E) triệu chứng sớm của bệnh gút thường xuất hiện những cơn đau cấp sau đó tự khỏi nên bệnh nhân chủ quan không đi khám. Không ít trường hợp bệnh gặp biến chứng mới tới viện điều trị.

Nếu như trước đây bệnh thường gặp ở nhóm đối tượng từ 40 tuổi trở lên. Thời gian gần đây số lượng bệnh nhân trung bình 30 - 40 tuổi khá nhiều.

Cần lưu ý khi bị đau ở vị trí các khớp bàn chân, ngón cái, cổ chân, gối là dấu hiệu đầu tiên của bệnh gút. Đặc điểm bệnh nhân thường bị đau đối xứng từ chân này chuyển sang chân kia. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhiều khi di chuyển, đau nhiều vào ban đêm, sáng ngủ dậy

'Cơn gút cấp đầu tiên sẽ tự khỏi mà không cần phải điều trị. Cơn gút cấp của lần tiếp theo có thể tái phát và sẽ kéo dài hơn lần trước. Bệnh nhân nếu không được điều trị khiến cho các tinh thể muối lắng đọng ở các tạng (khớp, thận, tim, mạch máu…) dẫn đến các cơ quan này bị phá hủy, không thể phục hồi',bác sĩ Trung nói.

30 tuổi trở đi, nếu có dấu hiệu này cần phải cảnh giác ngay với bệnh gút

Thói quen gì liên quan tới bệnh gút

Chế độ ăn không cân đối là một trong những nguyên nhân gây ra căn bệnh gút mắc sớm ở người trẻ. Thói ăn quá nhiều thịt giàu đạm (nội tạng, hải sản, thịt đỏ…) khiến cho các tinh thể muối không thể đào thải hết ra ngoài.

Cộng thêm thói quen giải quyết mọi việc vui buồn trên bàn nhậu. Rượu bia là một trong những yếu tố kích thích bệnh viêm khớp tới sớm hơn.

Ngoài ra, công việc quá áp lực thường xuyên bị stress làm cho các chức năng cơ thể bị suy giảm. Thói quen lười vận động ngồi 8 tiếng liên tục trước máy tính khiến cho nhịp sinh học của cơ thể bị thay đổi khiến cho bệnh gút đang mắc nhiều ở người trẻ.

'Phòng bệnh gút bằng cách nên có một chế độ ăn cân đối (tăng ăn rau xanh ăn thịt vừa đủ nhu cầu), hạn chế uống rượu, dành thời gian để rèn luyện thể chất', bác sĩ Trung nói.

Còn đối với những người đã có cơn gút cấp cần phải đi khám sớm để bác sĩ tư vấn điều trị thích hợp, tránh biến chứng xảy ra. Người bệnh cần phải thay đổi chế độ ăn kiêng đồ ăn có nhiều đạm (thịt chỉ cần ăn 150gram thịt/ ngày), tăng cường uống nhiều nước.

Bệnh nhân có thể sử dụng thêm các loại nước khoáng có tính chất kiềm hóa để đào thải tinh thể muối qua đường tiểu.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!