Từ 6 tháng tuổi, sự hiếu kỳ, trí tò mò của bé phát triển rất nhanh, thôi thúc bé khám phá và cảm nhận thế giới xung quanh. Cha mẹ nên tận dụng điều đó để giúp trẻ trải nghiệm, phát triển trí não tốt hơn.
Dưới đây là 4 cách đơn giản giúp cha mẹ phát triển trí não cho bé:
1. Hát cho trẻ nghe những giai điệu vui tươi, quen thuộc
Âm nhạc kích hoạt não trái và não phải hoạt động đồng thời. Não phải cảm nhận giai điệu du dương và sự thư giãn, còn não trái thì nhận biết nốt nhạc và nhịp điệu. Khi nghe nhạc, trí não của trẻ sẽ vận động nhiều hơn để phân biệt, vì thế sẽ tạo nên các đường mòn thần kinh nhiều hơn.
Điều này giúp trẻ tiếp thu và xử lý các tình huống nhanh hơn khi lớn lên. Mẹ có thể ngân nga theo giai điệu của những bản nhạc êm dịu, nhẹ nhàng, gần gũi với bé hoặc hát ru bé khi đi ngủ. Mẹ có thể rủ bé hát cùng bằng cách vừa hát vừa giúp bé vỗ tay theo điệu nhạc.
2. Cho trẻ xem những tranh ảnh kích thước lớn
Giai đoạn này, thị lực của bé đang phát triển để cảm nhận được chiều sâu của hình ảnh. Những tranh ảnh kích thước lớn, bố cục đơn giản, màu sắc tươi tắn rõ ràng sẽ giúp bé tưởng tượng dễ dàng hơn và khơi gợi óc sáng tạo của bé hơn.
3. Nói chuyện với trẻ thường xuyên
Đơn giản nhất, cha mẹ hãy nói với bé về những điều bạn đang làm hoặc đang diễn ra xung quanh bé hằng ngày như: 'Chúng mình cùng hát nhé', 'Bố đi làm về rồi', 'Trời mưa to quá', 'Chị Miu đang khóc nhè kìa', 'Con muốn uống nước à?'... Điều đó sẽ dần hình thành các khái niệm cho bé.
Mỗi ngày, mẹ có thể đọc sách hoặc kể chuyện cho bé nghe, chỉ cần từ 5 đến 10 phút là đủ, mẹ hãy chọn câu chuyện ngắn gọn, đơn giản và thân thuộc với bé. Khi nói chuyện, cha mẹ không nên 'thao thao bất tuyệt' một mình mà cần chú ý quan sát những phản ứng của bé và đáp lại những thông điệp mà bé đưa ra bằng ánh mắt trìu mến hay những câu tán thưởng.
4. Chọn 'bạn' cho con:
Với con, trò chơi cũng giống như những người bạn. Những món đồ chơi giúp bé học hỏi, ghi nhớ về màu sắc, cách thức chơi sẽ là những người bạn hữu ích. Bé ở tuổi này có thể học cách xếp hình và những động tác tháo lắp giản đơn. Ba mẹ có thể bắt đầu cho con thử sức với trò chơi xếp hình bằng vải mềm. Lần đầu tiên, ba mẹ nên cùng chơi với con.
3 nguyên tắc chọn đồ chơi cho trẻ 6-12 tháng tuổi
Đơn giản: Những đồ chơi có hình khối cơ bản, màu sắc tươi sáng, chất liệu phong phú, âm thanh vui tươi (khi chơi cùng con bố mẹ nên tự tạo ra âm thanh thì tốt hơn là các âm thanh 'công nghiệp'), chúng sẽ thu hút bé và giúp bé có nhiều cơ hội khám phá, sáng tạo; phát triển, hoàn thiện các giác quan cũng như kỹ năng về ngôn ngữ và vận động thô cần thiết.
An toàn: Cha mẹ nên chọn đồ chơi có chất liệu tốt, được thiết kế phù hợp với sức khỏe của bé. Cha mẹ hãy luôn chơi cùng bé, vừa để đảm bảo an toàn cho bé, giúp bé khám phá, vừa làm cho bé cảm thấy hạnh phúc và phát triển tư duy, trí tuệ cảm xúc tốt hơn.
Phù hợp: Việc lựa chọn đồ chơi phù hợp với tính cách của bé, khả năng của bé, môi trường sống của bé hay điều kiện của gia đình... cũng rất quan trọng. Nó giúp bé cảm thấy thoải mái, tự tin và sáng tạo hơn khi chơi.
Bố mẹ nên là người bạn đồng hành trong từng giai đoạn phát triển và trưởng thành của bé để từ đó nắm bắt và hiểu được những điều con cần và hỗ trợ tốt nhất cho bé. Giai đoạn 6-12 tháng tuổi nằm trong giai đoạn vàng của sự phát triển trí não bé. Não bé đạt được 75% kích thước và trọng lựơng của não người trưởng thành. Bé cần được bổ sung đủ dinh dưỡng cho sự phát triển thể chất, trí não, tạo nền tảng cho sự phát triển nhận thức và khả năng cảm nhận đối với môi trường xung quanh hằng ngày.
Khoa học đã chứng minh DHA/ARA là dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của não trẻ, giúp tăng cường kết nối các tế bào thần kinh. Bé sẽ nhanh nhẹn khi tiếp nhận thông tin và xử lý các tình huống hiệu quả hơn.
Hàm lượng DHA/ARA được FAO/WHO khuyến nghị cho giai đoạn 6-12 tháng tuổi là 17mg DHA/100kcal và 34mg ARA/100kcal. Hàng loạt nghiên cứu lâm sàng được thực hiện trên nhóm trẻ được hấp thụ đúng hàm lượng DHA và nhóm trẻ đối chứng cho thấy: Trẻ được hấp thụ đúng hàm lượng DHA sẽ phát triển thị lực tốt hơn (nghiên cứu Morale 2005); chỉ số phát triển trí tuệ tốt hơn (nghiên cứu Birch 2000), chỉ số ngôn ngữ vượt trội hơn (nghiên cứu Birch 2007); khả năng xử lý tình huống hiệu quả hơn (nghiên cứu Drover 2009).
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!