Trong vòng hơn một thập kỷ qua, thế giới đã phải chứng kiến và trải qua nguy cơ của nhiều loại bệnh dịch nguy hiểm như SARS, MERS, Ebola... khiến hàng ngàn người thiệt mạng.
Nhưng bạn biết không, vẫn còn đó những loại vi-rút 'hung thần' không hề kém cạnh, để lại hậu quả cực kỳ ghê gớm, trong đó một số có thể đưa bạn đi 'chào' tử thần trong vài nốt nhạc.
1. Vi-rút Marburg
Vi-rút Marburg là một loài vi-rút chuyên gây sốt xuất huyết ở người và động vật linh trưởng. Đây là một trong những vi-rút được xếp vào hàng cực kỳ nguy hiểm.
Vi-rút Marburg dưới ống kinh hiển vi
Tại Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm tại Mỹ, vi-rút Marburg được xếp vào hạng mục A – mức cao nhất trong số các loại mầm bệnh.
Còn tại Trung Tâm Kiểm Soát và Phòng Ngừa Dịch Bệnh, vi-rút Marburg cũng nằm trong top những chất độc khủng bố sinh học đáng sợ nhất.
Vi-rút Marburg được lây truyền qua tiếp xúc, từ việc người tiếp xúc với những chú khỉ ăn phải những loại hoa quả đang ăn dở từ dơi mang mầm bệnh. Người mắc bệnh sẽ bị vi-rút tấn công vào những bộ phận trọng yếu và những cơ quan chính như gan, thận, phổi, ruột, cơ quan sinh sản, tuyến nước bọt.
Sau khi xâm nhập vào các cơ quan, vi-rút sẽ gây cho người bệnh chứng sốt xuất huyết nặng, với tỉ lệ tử vong từ 50-100% chỉ sau 8-10 ngày.
2. Vi-rút gây sốt Rift Valley
Đây cũng là một trong những loại vi-rút nguy hiểm tại vùng châu Phi và khu vực các nước Ả rập.
Vi-rút này được lan truyền bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng đều xuất phát từ nguồn duy nhất: từ các loài vật mang mầm bệnh bị xẻ thịt.
Ăn phải những loài vật mang mầm bệnh sẽ khiến dịch bệnh bùng nổ
Vi-rút từ đây phát tán trong không khí, lây lan qua đường hô hấp, hoặc người mắc bệnh do ăn thịt, uống sữa của vật mang mầm bệnh. Thậm chí muỗi cũng góp phần khiến dịch bệnh này bùng nổ.
Vi-rút này gây ra căn bệnh sốt Rift Valley nguy hiểm, có những triệu chứng từ nhẹ đến nặng. Các triệu chứng nhẹ có thể bao gồm: sốt, đau nhức bắp thịt, đau đầu và thường kéo dài trong một tuần.
Đối với các trường hợp nặng, người bệnh có thể mất thị lực sau 3 tuần, hoặc nhiễm trùng não gây đau đầu nghiêm trọng - gây lú lẫn, thậm chí gây xuất huyết nghiêm trọng dưới da.
Đến giai đoạn xuất huyết, tỉ lệ tử vong của bệnh gây ra lên tới 50% và bệnh nhân sẽ chỉ kịp... trăn trối trong vỏn vẹn 3 ngày.
Nguy hiểm hơm, bệnh này vẫn chưa có thuốc chữa, mà chỉ có thể bổ sung sức đề kháng cho bệnh nhân. Phương pháp duy nhất giúp phòng tránh sốt Rift Valley đó là tiêm phòng đầy đủ.
3. Vi-rút Nipah
Đây là một loại vi-rút 'mới nổi' có khả năng gây bệnh cho cả động vật lẫn con người, và được lan truyền nhờ... dơi.
Dơi mang mầm bệnh sẽ ăn các loại quả, để lại vi-rút Nipah trên đó. Sau đó, vi-rút sẽ được truyền trực tiếp tới con người sau khi ăn quả, hoặc sau khi con người ăn thịt, uống sữa của loài gia súc đã ăn quả.
Vi-rút Nipah được phát hiện lần đầu vào năm 1998 sau khi bệnh dịch bùng phát ở một ngôi làng có tên Nipah (Malaysia). Một số người đã mắc phải bệnh do ăn thịt một con lợn chứa vi-rút.
Loài dơi bản địa tại Malaysia - thủ phạm lan truyền vi-rút Nipah
Sau khi thâm nhập vào cơ thể người, vi-rút có thể gây ra một số hiện tượng nhiễm trùng không rõ nguyên nhân. Người bệnh có thể bị viêm đường hô hấp cấp tính, và thậm chí trường hợp nặng là viêm não dẫn tới tử vong.
Tỉ lệ tử vong bởi căn bệnh gây ra do vi-rút Nipah lên tới 40-70%. Hiện chưa có thuốc chủng ngừa cho cả người và động vật. Việc điều trị chủ yếu dành cho người là chăm sóc, hỗ trợ chuyên sâu.
3. Vi-rút Lassa
Vi-rút Lassa là một loại vi-rút gây sốt xuất huyết Lassa tại khu vực Tây Phi. Đối tượng nhiễm vi-rút này ngoài con người còn có nhiều loài linh trưởng khác.
Vi-rút Lassa
Trái với sốt xuất huyết thông thường - lây qua muỗi, vi-rút Lassa lây lan qua một loài chuột bản địa của châu Phi.
Một khi đã bị nhiễm bệnh, vi-rút sẽ xuất hiện trong nước tiểu của chúng, rồi xâm nhập vào cơ thể người qua đường ăn uống hoặc hít thở.
Các triệu chứng thường thấy khi mắc phải vi-rút Lassa là buồn nôn, đau thắt, tức ngực, sau đó nôn và đi ngoài ra máu.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ bị xuất huyết nội, gây chảy máu nhiều bộ phận, thậm chí là mù mắt. Tim nạn nhân cũng sẽ đập nhanh hơn bình thường rất nhiều, dễ khiến tim ngừng đập khi kiệt sức.
Trường hợp nặng - mắt gần như bị mù
Theo thống kê, hàng năm có khoảng 300.000 người mắc bệnh tại châu Phi, trong đó có khoảng 5.000 ca tử vong mỗi năm.
Tuy tỉ lệ tử vong khá thấp, nhưng người bệnh thường sẽ chết trong vòng chưa đầy 2 tuần nếu không được chữa trị. Ngoài ra, hiện cũng chưa có loại vaccine nào có thể chống lại căn bệnh này.
4. Vi-rút sốt xuất huyết Crimean-Congo (CCHF)
Sốt xuất huyết Crimean-Congo là một căn bệnh gây ra bởi một loại vi-rút RNA phổ biến rộng rãi nhất tại Châu Phi và các nước vùng Balkans, Trung Đông và Châu Á.
Vi-rút CCHF được truyền từ động vật sang người - chủ yếu từ các loài gia súc - qua vết cắn của những con bọ ve ký sinh, hoặc do tiếp xúc trực tiếp với động vật mang bệnh.
CCHF lan truyền qua loài bọ Hyalomma marginatum - sống ký sinh trên gia súc
Người mắc bệnh do vi-rút CCHF gây ra sẽ gặp những triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường trong 1-7 ngày, nhưng sau đó sẽ có dấu hiệu của rối loạn tâm thần và cổ họng chấm xuất huyết. Những triệu chứng tiếp theo sẽ là chảy máu cam, ói mửa và phân có màu đen.
Nếu người bệnh có sức đề kháng tốt thì chỉ cần 1-3 ngày sau khi xuất hiện toàn bộ triệu chứng sẽ khỏi.
Tuy nhiên nếu không được chữa trị đúng cách, thường thì người bệnh sẽ 'thăng' trong 7 - 14 ngày. Tỉ lệ tử vong của bệnh gây ra do vi-rút CCHF là khoảng 30%.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!