Đó là 4 loại thực phẩm quen thuộc mà ai ai cũng dùng mỗi ngày, và cũng chính là những tên 'khủng bố' đối với sức khỏe con người nếu sử dụng chúng một cách không kiểm soát. Đối với bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường ngoài việc ăn bổ sung các loại rau củ, trái cây tươi, ngũ cốc thô thì việc bỏ sử dụng các chất nói trên là rất quan trọng.
Đường tinh luyện
Carbohydrate là nguồn năng lượng quan trọng nhất được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm chúng ta ăn vào. Carbihydrate bao gồm đường đơn Glucose, Fructose…, đường đôi Saccharose và đường đa như tinh bột,…
Đường tinh luyện không tốt cho bệnh nhân tiểu đường
Đường tinh luyện ở đây chính là đường trắng là một disacarit (glucose + fructose) có công thức phân tử C12H22O11. Loại đường này cũng có trong các loại thực phẩm tự nhiên như mía, củ cải… Sau khi được tinh chế loại đường này được dùng để chế biến các loại nước ngọt, bánh kẹo…
Cơ thể chúng ta hấp thụ đường vào máu từ các loại thực phẩm ăn vào là khác nhau. Đường trắng trong nước ngọt, bánh kẹo sẽ bắn thẳng vào trong máu, đường trong sữa sẽ đi từng dòng vào trong máu, đường từ tinh bột sẽ chảy từ từ vào trong máu, đường trong trái cây sẽ vào máu theo kiểu nhỏ giọt và đường trong rau củ sẽ thẩm thấu từ từ vào máu.
Như vậy, đường vào máu càng chậm, càng tốt, bởi hậu quả của việc tăng đường huyết sẽ dẫn đến nhiều vấn để về sức khỏe, gây ra và làm trầm trọng hơn bệnh tiểu đường và biến chứng của bệnh tiểu đường. Để tiêu hóa được đường tinh luyện cơ thể phải tốn nhiều Calci, Natri, Kali, Magie, Crom lấy từ các bộ phận khác nhau trong cơ thể. Và hậu quả là cơ thể sẽ bị thiếu hụt những vi chất thiết yếu đó.
Dưới đây là một số tác hại của đường tinh luyện:
- Đường gây tăng Glucose trong máu, suy nhược và mệt mỏi.
- Đường làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh tim mạch và ung thư.
- Đường làm suy giảm hệ miễn dịch.
- Đường đẩy nhanh quá trình lão hoá.
- Đường gây sâu răng, làm xấu da.
- Đường ngăn cản hấp thu các chất dinh dưỡng quan trọng.
- Đường gây stress.
Đường rất quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của con người nhưng đó là đường ở dạng tự nhiên chứa trong rau củ, trái cây chứ không phải là đường tinh luyện.
Muối
Cơ thể chúng ta chỉ cần một lượng nhỏ muối là có thể duy trì một sức khỏe tốt, rất hữu ích cho tế bào thần kinh. Muối ở dạng tự nhiên có chứa trong các loại rau củ như: Hành tây, Khoai tây, Cà chua… là đủ để giúp chúng ta khỏe mạnh.
Ăn nhiều muối không tốt
Trong muối ăn NaCl là hợp chất vô cơ có liên kết ion bền vững khác muối trong rau củ, cho nên cơ thể dễ dàng sử dụng các muối hữu cơ có liên kết cộng hóa trị này.
Việc sử dụng quá nhiều muối sẽ dẫn đến tăng áp lực thẩm thấu trong máu, tăng gánh nặng cho tim và thận, dẫn đến hàng loạt bệnh về huyết áp, tim mạch, thận, xương khớp, ung thư… Đối với bệnh nhân tiểu đường, việc hạn chế muối ăn càng cần thiết hơn bởi những nguy cơ mắc những bệnh trên càng tăng cao hơn.
Lượng muối thích hợp đưa vào trên bệnh nhân tiểu đường thường dưới 5g/ngày, tốt nhất nên sử dụng muối tự nhiên chứa trong rau củ và trái cây. Tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn như Pizza, thịt hộp, cá muối, snack,… vì chúng chứa rất nhiều muối và các chất phụ gia độc hại khác.
Ngũ cốc tinh chế
Bột mì trắng và gạo trắng là hai loại ngũ cốc tinh chế được dùng phổ biến nhất hiện nay. Đối với lúa mì và lúa gạo thì phần dinh dưỡng chứa nhiều Enzyme, Acid amin, Vitamin, chất xơ nhất lại nằm ở lớp vỏ cám bên ngoài và mầm của nó. Thế nhưng ngũ cốc tinh chế lại được chà sát hết lớp vỏ nâu ấy để tăng vị ngon và tăng thời gian sử dụng.
Ngũ cốc tinh chế không tốt bằng ngũ cốc nguyên hạt
Đặc biệt khi dùng các món ăn được chế biến từ bột mì và gạo trắng làm cơ thể chúng ta bị thiếu hụt Vitamin nhóm B (đó là những loại Vitamin cần thiết cho việc tiêu hóa và chuyển hóa các chất đường bột), chúng ta phải huy động nguồn Vitamin B lấy ra từ các bộ phận khác trong cơ thể và dẫn đến hàng loạt rối loạn như: Kích thích thần kinh, rối loạn tiêu hóa, mỏi cơ, thiếu máu, giảm thị lực, rối loạn nhịp tim, tăng đường huyết…
Thay vì sử dụng ngũ cốc tinh chế làm nguồn lương thực chính hãy sử dụng ngũ cốc thô, nguyên cám như: Yến mạch, Gạo lứt… với hàm lượng Vitamin, Amino acid, Enzyme, chất xơ cao sẽ giúp cho bệnh nhân dễ dàng hấp thu chống béo phì và ngăn chặn các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, ung thư, tim mạch…
Vấn để đối với bệnh nhân tiểu đường không phải là lượng Carbohydrate đưa vào mà là nguồn Carbohydrate được lấy từ đâu. Những loại ngũ cốc nguyên cám, trái cây, rau củ là nguồn Carbohydrate có ích cho bệnh nhân tiểu đường.
Sữa
Sữa là sản phẩm tự nhiên mà tạo hóa ban tặng cho động vật có vú để nuôi con. Tuy nhiên nó chỉ thật sự tốt cho chính loài đó và trong giai đoạn đầu đời khi trẻ chưa có khả năng hấp thụ các chất khác. Việc con người uống sữa của loài động vật khác là một hình thức phá vỡ quy luật tự nhiên bởi loài người không có những Enzyme tiêu hóa sữa các các loài khác.
Bị tiểu đường thf không nên uống sữa bò
Nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã tìm ra mối liên quan giữa sữa bò và bệnh đái tháo đường type 1. Hệ miễn dịch của con người đã nhận lầm Protein trong sữa bò (Casein) với các tế bào β của cơ thể, và sẽ tấn công các tế bào đó và gây ra bệnh tự miễn và đái tháo đường Type 1. Ngoài ra, sữa nguyên kem còn chứa lượng lớn chất béo, chúng sẽ gây ra béo phì và hàng loạt rối loạn chuyển hóa khác.
Tiến sĩ – Lương Y Phùng Tuấn Giang
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!