Tình trạng kháng insulin là một trong những lý do lớn nhất dẫn đến bệnh đái tháo đường type 2. Để điều trị bệnh đái tháo đường type 2 hiệu quả, bạn cần tập trung giảm kháng insulin và kiểm soát tốt bệnh cơ hội mắc kèm như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu….
Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thị Thúy Hằng – Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết: “Nếu như trước kianguyên nhânchính gây bệnh đái tháo đường type 2 là do sự suy giảm chức năng tuyến tụy, thì ngày nay đó là sự đề kháng insulin”.Tình trạngkháng insulin khiến đường huyết lúc đói bất ổn định, dễ làm tăng đường máu sau ăn, tăng nguy cơ xơ vữa mạch dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ ở người đái tháo đường.
Các yếu tố chính kích hoạt làm tình trạng kháng insulin trở nên nghiêm trọng hơn bao gồm:
- Căng thẳng, stress kéo dài
- Ít vận động, thừa cân, béo phì
- Thiếu vitamin D
- Mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột microbiome
Vì vậy để làm giảm kháng insulin, bạn hãy kiểm soát tốt tất cả các yếu tố nguy cơ kể trên. Sau đây Hello Bacsi chia sẻ 5 bí quyết có thể giúp bạn chữa bệnh đái tháo đường type 2 hiệu quả.
1. Ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng
Người bệnh đái tháo đường type 2 nên thư giãn để giảm căng thẳng.
Tình trạng ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày có thể làm tình trạng kháng insulin trở nên nặng hơn. Bạn nên cố gắng mỗi ngày ngủ đủ giấc từ 6 – 8 tiếng, trong đó có khoảng 10 – 15 phút dành cho giấc ngủ trưa.
Tương tự như mất ngủ, tình trạng căng thẳng hay lo lắng quá nhiều cũng khiến cho cơ thể tiết ra nhiều hormone gây tăng đường huyết. Để giảm căng thẳng, người bệnh đái tháo đường type 2 nên dành thời gian mỗi ngày để thư giãn chẳng hạn như tập yoga, dưỡng sinh, thái cực quyền, ngồi thiền, massage và nghe những bản nhạc nhẹ nhàng.
2. Tăng cường vận động mỗi ngày
Chế độ vận động thể chất giúp bạn giảm kháng insulin hiệu quả.
Thói quen luyện tập giúp làm giảm kháng insulin hiệu quả, từ đó giúp cơ thể sử dụng đường trong máu hiệu quả hơn. Tập luyện thường xuyên cũng là cách để tinh thần thư thái, làm giảm căng thẳng, hỗ trợ giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng.
Với người hiện có dư cân, béo phì hoặc có nhiều mỡ ở vùng bụng, đùi, cần luyện tập nhiều hơn, đồng thời kiểm soát chặt chẽ hơn chế độ ăn để hỗ trợ giảm cân và giảm mỡ vùng bụng, đùi.
3. Bổ sung vitamin D đầy đủ
Bạn có thể bổ sung vitamin D bằng nhóm thực phẩm như trứng, sữa, cá hồi, cá thu, cá ngừ….
Các nhà nghiên cứu phát hiện vitamin D đóng vai trò quan trọng trong cải thiện chỉ số đường huyết nhờ tăng cường độ nhạy và làm giảm kháng insulin, góp phần kéo dài sự sống của tế bào beta tuyến tụy tiết insulin… Bên cạnh đó, vitamin D còn có nhiều vai trò khác như: tăng hoạt động thần kinh cơ, hệ thống miễn dịch, chống viêm…
Vitamin D được hấp thu tốt hơn khi bạn tắm nắng hàng ngày. Tuy nhiên bạn nên lưu ý chỉ nên dành 10 – 20 phút tắm nắng vào 6 – 8 giờ sáng để hạn chế làn da bị tổn thương. Bạn cũng có thể bổ sung vitamin D bằng nhóm thực phẩm như nấm, trứng, sữa, các loại cá béo, cá hồi, cá thu, cá ngừ….
4. Cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột
Bạn hãy ăn sữa chua mỗi ngày để xây dựng hệ vi khuẩn đường ruột.
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy, tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột microbiome là một trong những lý do dẫn đến kháng insulin. Dấu hiệu để bạn nhận biết hệ vi sinh vật đường ruột bị mất cân bằng bao gồm:
• Vấn đề về da: Mụn trứng cá, chàm, vẩy nến…
• Stress: Lo âu, trầm cảm, đầu óc kém tập trung, trì trệ…
• Về hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa, táo bón, ợ nóng, đầy hơi, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích…
Vì vậy, bạn cần thực hiện theo các lời khuyên sau đây để làm giảm kháng insulin:
• Điều chỉnh lối sống: Bạn nên ngủ đúng giờ đúng giấc và hạn chế căng thẳng.
• Bổ sung men vi sinh: Bạn có thể tìm mua các loại probiotic có chứa các chủng Lactobacillus và Bifidobacterium tại các hiệu thuốc, bệnh viện.
• Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ hòa tan Prebiotic: Bao gồm rau diếp, tỏi, hành tây, tỏi tây, măng tây, chuối, lúa mạch, yến mạch, táo, cacao, củ đậu, rong biển…
• Sử dụng thực phẩm lên men: Bạn nên ăn các thực phẩm lên men như sữa chua, rau dưa… khoảng 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý các loại rau dưa lên men nên được bảo quản trong lọ thủy tinh trong tủ lạnh không quá 6-8 ngày.
5. Sử dụng thảo dược giảm kháng insulin
5 thảo dược quý có tác dụng hạ đường huyết hiệu quả nhờ giảm kháng insulin
Bắt nguồn từ những bài thuốc dân gian về các loại lá điều trị tiểu đường, nhiều nghiên cứu đã chứng minh được hiệu quả của lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng trong việc giảm và ổn định đường huyết.
Các hoạt chất sinh học tìm thấy trong 5 thảo dược này mang lại tác động mạnh mẽ lên chu trình chuyển hóa đường, bắt đầu từ khi ăn cho đến khi đường được sử dụng và dự trữ trong cơ thể. Đặc biệt, sự kết hợp của cả 5 thảo dược tạo thành hiệp đồng tác dụng giúp làm giảm kháng insulin và phục hồi chức năng tụy tạng. Ưu thế này giúp cho người bệnh đái tháo đường type 2 không chỉ kiểm soát tốt đường máu lúc đói, đường máu sau ăn, HbA1c, mà còn giúp cơ thể phân bố và dự trữ mỡ đúng cách, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng tim mạch.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏeGlutex là sự kết hợp hoàn hảo của 5 thảo dược lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng với công dụng giảm và ổn định đường huyết cho bệnh đái tháo đường type 2, đặc biệt với người mới mắc bệnh.
Ông Đào Xuân Hạnh (Hưng Yên) mắc bệnh đái tháo đường type 2 khi đường huyết đã lên tới 22.2 mmol / l. Hàng ngày, ông đều đặn dùng thuốc, ăn uống và luyện tập, đường huyết hiếm khi vượt 7 mmol / l, nhưng không ổn định, có lúc kiểm tra chỉ còn 4.7 mmol/l. Thấy tình trạng đường huyết bất thường, bác sĩ khuyên kiểm tra HbA1c, lúc đó ông mới tá hỏa khi chỉ số này tới 8.5%, bác sĩ nói là “máu bẩn, dễ sinh biến chứng”. Chỉ đến khi kết hợp thêm TPBVSK Glutex (*), đường huyết nay đã ổn định, HbA1c giảm chỉ còn 5%, sức khỏe cải thiện nhiều.
Nếu áp dụng đúng cách các bí quyết giúp chữa bệnh đái tháo đường type 2, bạn sẽ kiểm soát đường huyết và cải thiện bệnh hiệu quả. Những thay đổi đơn giản trong lối sống chính là chìa khóa quan trọng để có một cuộc sống khỏe mạnh và chất lượng hơn. Sự điều chỉnh này không khó, cái khó nằm ở chính bạn có kiên trì và cố gắng thực hiện không mà thôi!
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Hoàng Trí | HELLO BACSI
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- [Bác sĩ tư vấn] Tiểu đường tuýp 2 là nặng hay nhẹ?
- [Hỏi đáp bác sĩ] Bệnh tiểu đường tuýp 2 có chữa được không?
- Người tiểu đường tuýp 2 nên kiểm tra đường huyết thường xuyên thế nào?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!