5 cách giúp mẹ bầu phòng bệnh hô hấp

Mang thai - 11/24/2024

Mùa hè là thời điểm bùng phát nhiều loại vi khuẩn lây lan trong môi trường nóng ẩm. Do đó, bà bầu nên chú ý bảo vệ mình.

Khi mang thai, sức đề kháng của chị em giảm do thay đổi nội tiết, vì vậy dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Những bệnh này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn tác động không tốt đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai cần lưu ý giữ gìn sức khỏe, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa.

1. Chú ý đến lưu thông gió trong phòng và ngoài trời

Thai phụ cần chú ý đến lưu thông gió và không khí giữa trong nhà và ngoài trời, sự tù đọng sẽ dễ dàng dẫn đến các chứng bệnh đường hô hấp. Cần làm sạch môi trường trong phòng định kỳ, mở cửa thông gió vào ban ngày cho không khí lưu thông. Đối với phụ nữ mang thai tốt nhất là nên thay ga trải giường và ga gối hàng tuần.

2. Cải thiện độ ẩm trong nhà

Nếu trong mùa đông, độ ẩm không đủ khiến không chỉ thai phụ mà cả người bình thường dễ mắc phải một số bệnh lý như: khô hốc mũi, đau họng, viêm phế quản... và đặc biệt là sự mất nước của da gây cho da mặt khô ráp khó chịu.

Để cải thiện độ ẩm trong nhà, bản thân phụ nữ mang thai cũng nên uống nhiều nước, để ngăn chặn thiệt hại cho niêm mạc đường hô hấp. Ngoài ra có thể đặt một nồi nước nóng bốc hơi hay sử dụng các thiết bị tạo độ ẩm để cải thiện chất lượng không khí.

5 cách giúp mẹ bầu phòng bệnh hô hấp

Bà bầu cần biết cách phòng bệnh hô hấp vào mùa hè (ảnh: Internet)

3. Thực hiện các bài tập tăng cường vật lý

Các bài tập nhẹ nhàng giúp tăng cường sức khỏe cho phụ nữ trước khi mang thai, nâng cao khả năng kháng bệnh. Mang thai cũng nên có những hoạt động thích hợp để duy trì tâm trạng lạc quan. Tránh tập trung quá mức vào công việc trong một thời gian dài vì sẽ gây căng thẳng, mệt mỏi. Theo các bác sĩ, khi người mẹ quá căng thẳng có thể gây sảy thai, sinh non, thai chậm tăng trưởng.

4. Chủng ngừa cúm 2 – 3 tháng trước khi mang thai

Để phòng bệnh cúm thai phụ nên hạn chế dùng quạt máy và máy lạnh khi ngủ; tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm như bụi, khói, đặc biệt khói thuốc lá; nên mang khẩu trang khi ra đường. Không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm cao như bệnh viện, nơi đông người, bệnh nhân cúm... Trước khi ăn và sau khi ra ngoài nếu có hắt hơi, ho... chị em nên làm sạch mũi và rửa tay với xà phòng ngay lập tức. Mùa hè, bạn nên cẩn thận mang theo một chiếc áo mưa mỗi khi đi ra ngoài. Vì thời gian này, mưa thất thường có thể khiến bạn dễ bị cảm. Bên cạnh đó, cần vệ sinh mũi họng vài lần trong ngày bằng nước muối sinh lý. Ngoài ra, để tăng cường ý thức và chủ động tự bảo vệ thai phụ nên tiêm chủng ngừa cúm từ 2 – 3 tháng trước khi thụ thai.

5. Chế độ ăn uống thích hợp

Để phòng bệnh, thai phụ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, chú ý tăng cường trái cây, rau xanh, tăng cường chất xơ, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước. Ngoài ra, có thể dùng thêm các loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, đồng thời giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan... Nếu mẹ bầu nào hay bị buồn nôn thì có thể chia nhỏ bữa ăn. Nôn mửa quá nhiều gây ra khó chịu cho đường tiêu hóa, làm giảm sức đề kháng của cơ thể sẽ dễ bị bệnh đường hô hấp.

>>Xem thêm: Hỏi - đáp về mang thai

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!