6 bài kiểm tra giúp bạn biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tính hoạt hay không

Vui khỏe - 05/04/2024

Nâng cao tính linh hoạt của cơ thể cũng là điều rất quan trọng.

Cơ thể bạn nên linh hoạt vì như thế sẽ không những giúp bạn cảm thấy nhẹ nhõm, khỏe khoắn mà còn giảm thiểu những tổn thương trong nhiều tình huống, tư thế. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cơ thể mình đã đủ linh hoạt hay chưa.

Dưới đây, trang Bright Side chia sẻ với bạn một số bài tập giúp kiểm tra và phát triển tính linh hoạt của cơ thể rất hiệu quả.

1. Kiểm tra tính linh hoạt của mắt cá chân

Cách kiểm tra:

6 bài kiểm tra giúp bạn biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tính hoạt hay không

- Bước chân trước chân sau, uốn cả 2 chân xuống tạo một góc thích hợp (chùng chân). Đặt nhón chân cái của chân trước cách tường khoảng 10cm.

- Đẩy người về phía trước và cố gắng chạm đầu gối vào tường. Đổi bên để kiểm tra chân bên kia.

Nếu 2 đầu gối bạn đều chạm được vào tường trong khi gót chân vẫn trên sàn thì chứng tỏ mắt cá chân của bạn linh hoạt.

Bài kiểm tra ở cấp độ cao hơn:

6 bài kiểm tra giúp bạn biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tính hoạt hay không

- Dùng một thanh ngang (que hoặc gậy vừa tầm tay là được), bước chân trái về phía sau, chân phải trước mặt bạn.

- Chống thanh ngang trên sàn nhà ở phía trước chân phải, trên ngón giữa.

- Di chuyển cơ thể về phía trước, giữ gót chân vẫn trên sàn nhà. Lặp lại 10 lần cho mỗi chân.

2. Kiểm tra tính linh hoạt của chân

Cách kiểm tra:

6 bài kiểm tra giúp bạn biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tính hoạt hay không

- Ngồi trên ghế băng và hạ người nằm xuống, đặt tay quanh chân và đẩy đầu gối vào ngực.

- Từ từ di chuyển một chân xuống dưới trong khi giữ nguyên chân kia. Đổi chân để kiểm tra chân còn lại.

Nếu đầu gối của bạn hạ thấp hơn ghế thì là tốt nhất.

Bài kiểm tra ở cấp độ cao hơn:

6 bài kiểm tra giúp bạn biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tính hoạt hay không

- Bước chân phải lên phía trước cách chân trái một khoảng rộng, 2 tay ấn trên đầu gối phải, người nghiêng về phía sau một chút.

- Cố gắng di chuyển xương chậu của bạn về phía trước càng thấp càng tốt. Bạn sẽ cảm thấy căng thẳng ở phần trên của hông trái.

- Để làm cho bài tập này trở nên phức tạp hơn, hãy cố gắng siết mông trái, giữ ở vị trí này trong 5 giây và sau đó thư giãn. Lặp lại 5 lần cho mỗi chân.

3. Kiểm tra độ co dãn cơ hông sau

Cách kiểm tra:

6 bài kiểm tra giúp bạn biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tính hoạt hay không

- Đứng thẳng, đặt 2 chân sát lại với nhau. Từ từ uốn cong người , và cố gắng chạm ngón tay vào ngón chân.

Bạn đã vượt qua bài kiểm tra nếu bạn có thể chạm vào ngón chân mà không cần uốn cong đầu gối hoặc cong lưng.

Bài kiểm tra ở cấp độ cao hơn:

6 bài kiểm tra giúp bạn biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tính hoạt hay không

- Lấy một thanh ngang và đặt nó dọc sau lưng sau cho chạm vào 3 điểm: Phía sau đầu, điểm giữa 2 vai và xương cụt.

- Đứng với 2 chân rộng hơn hông, chân thẳng.

- Giữ chắc gậy ở cả 3 điểm, uốn cong về phía trước càng nhiều càng tốt mà không cần uốn cong đầu gối của bạn, sau đó đứng thẳng trở lại. Lặp lại 10 lần.

4. Kiểm tra tính linh hoạt của khớp vai

Cách kiểm tra:

6 bài kiểm tra giúp bạn biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tính hoạt hay không

- Đứng quay lưng vào tường, 2 chân rộng hơn hông, gót chân cách tường 10cm. Ấn vai, phía sau đầu và mông vào tường.

- Nâng cánh tay thẳng lên và chạm các ngón tay cái vào bức tường.

Nếu bạn có thể làm được mà không cần cong lưng hoặc di chuyển bất kỳ điểm nhấn vào tường của cơ thể thì khớp vai có tính linh hoạt tốt.

Bài kiểm tra ở cấp độ cao hơn:

6 bài kiểm tra giúp bạn biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tính hoạt hay không

- Đứng với lưng dựa vào tường, đặt quả bóng quần vợt giữa tường và cánh gà bên phải của bạn. Bóp bóng, tìm kiếm một số điểm đau xung quanh nách phải.

- Khi bạn tìm thấy một điểm như vậy, từ từ nâng cánh tay phải lên 3 lần liên tiếp.

- Thực hiện bài tập này trong một phút, sau đó di chuyển quả bóng đến cánh gà bên trái và lặp lại.

5. Kiểm tra cơ ngực - bụng

Cách kiểm tra:

6 bài kiểm tra giúp bạn biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tính hoạt hay không

- Nằm trên sàn nhà, nâng cơ thể lên trong khi uốn cong ở khớp háng và đầu gối.

Nếu có thể tự nâng mình lên khi chân vẫn giữ nguyên thì tức là các cơ bắp vùng ngực và bụng của bạn rất linh hoạt.

Bài kiểm tra ở cấp độ cao hơn

6 bài kiểm tra giúp bạn biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tính hoạt hay không

- Ngồi trên cạnh của một ghế băng ngang, hơi cong người lại, đặt tay lên cạnh ghế. Nâng chân, hơi uốn cong ở đầu gối, và giữ chúng treo trên sàn nhà.

6. Kiểm tra cơ hông sau

Cách kiểm tra:

6 bài kiểm tra giúp bạn biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tính hoạt hay không

- Nằm sấp trên sàn, 2 chân sát cạnh nhau.

- Nâng một chân lên ở 35-40 độ trong 30-35 giây trong khi chân vẫn thẳng.

Nếu bạn có thể làm điều này tức là cơ hông sau của bạn có hình dạng tốt và linh hoạt.

Bài kiểm tra ở cấp độ cao hơn:

6 bài kiểm tra giúp bạn biết được các bộ phận trên cơ thể mình có tính hoạt hay không

- Đứng thẳng, đặt 2 chân rộng hơn vai.

- Giữ một chân làm trụ (đặt trọng lượng cơ thể lên chân đó), chân còn lại co lên phía sau.

- Động tác này sẽ đẩy xương chậu ra phía sau, tốt hơn các cơ hông sau.

Theo Brightside

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!