6 cách giúp lời nói của bạn có sức ảnh hưởng

Sống đẹp - 04/25/2024

Để lời nói có sức ảnh hưởng, những gì bạn nói phải chân thực, phù hợp, hấp dẫn và mang tính xây dựng.

Dưới đây là 6 công cụ giao tiếp hay cũng chính là các kỹ thuật để giao tiếp hiệu quả hơn, các bài thực hành đơn giản để phát triển khả năng giao tiếp và cách khéo léo để vươn lên trong cuộc sống.

6 cách giúp lời nói của bạn có sức ảnh hưởng

Để lời nói có sức ảnh hưởng, những gì bạn nói phải chân thực

1. Hãy hít thở trước khi nói bất cứ điều gì

Ở mức độ thực tế, công cụ này đảm bảo rằng chúng ta không ngắt lời người khác. Đồng thời cũng đảm bảo rằng mọi người sẽ thực sự lắng nghe những gì chúng ta nói. Hơn nữa, giúp bạn tránh nói những điều khiến bạn phải hối tiếc sau này.

Thực tế, công cụ này phát triển tính kiên nhẫn, sự lưu tâm và lòng trắc ẩn. Và nó mở ra không gian một cách tự nhiên trong cuộc trò chuyện và bỏ qua lối đối đáp thiếu suy xét.

2. Khi nói, hãy lắng nghe giọng nói của chính bạn như thể bạn đang lắng nghe người khác

Với bài thực hành này, chúng ta nhanh chóng nhận thức được khi một khía cạnh phát sinh trong lời nói, khi người tiếp theo nói, khi chúng ta đang nói mỉa mai hoặc khi chúng ta đang nói nhảm. Nó giúp chúng ta hòa với giọng nói của chính mình. Thậm chí chỉ một vài ngày sau bài thực hành này, chúng ta sẽ đánh giá cao sự cộng hưởng mạnh mẽ của lời nói chân thực.

6 cách giúp lời nói của bạn có sức ảnh hưởng

Nó giúp chúng ta hòa với giọng nói của chính mình

3. Đặt câu hỏi mở

Câu hỏi mở giúp một người bày tỏ quan điểm và ý tưởng của mình chứ không phải chỉ đơn giản hoặc 'có' hoặc 'không'.

Bạn sẽ hiểu hơn về một người và cách người đó nghĩ nếu bạn cho họ một cơ hội để thể hiện những suy nghĩ và ý tưởng của họ, đồng thời bạn sẽ tránh được sự phân cực và đối lập bởi vì bạn đang chứng tỏ rằng bạn quan tâm đến những gì anh ấy hoặc cô ấy nói.

Ví dụ, tại một bữa ăn trưa với một người mà tôi không quen biết, tôi hỏi, 'Bạn nghĩ gì về cuộc bầu cử sắp tới?'. Cuộc trò chuyện tiếp theo diễn ra hấp dẫn. Anh ta nói với tôi rất nhiều về chính trị New Orleans, các hoạt động nội bộ của NASCAR và nhiều thứ khác mà tôi không biết gì. Chính vì vậy, cuộc trò chuyện vốn không bao giờ phân cực mà lại trở nên rất phổ biến hiện nay.

4. Khi nói lời xin lỗi, hãy xin lỗi vì hành động của bạn, chứ không phải kết quả của hành động

Lời xin lỗi không phụ thuộc vào kết quả mà chính là hành động của chúng ta. Hãy chịu trách nhiệm cho hành động mà bạn gây ra. 'Tôi xin lỗi nếu tôi xúc phạm đến bạn' không phải là một lời xin lỗi chân thực. Thay vào đó bạn nên nói 'Tôi xin lỗi vì tôi đã nói bạn là quái vật'.

Chúng ta có thể không bao giờ nhận thấy kết quả của hành động mình gây ra. Nếu chúng ta cảm thấy hối lỗi, hãy xin lỗi vì hành động của mình. Xin lỗi cho kết quả của hành động chính là cách trốn tránh trách nhiệm. Hơn nữa, phải biết khiêm nhường cũng như tin tưởng và cởi mở để nói lời xin lỗi.

6 cách giúp lời nói của bạn có sức ảnh hưởng

Lời xin lỗi không phụ thuộc vào kết quả mà chính là hành động của chúng ta

5. Hoàn hảo hơn với ngôn từ của chính bạn

Lời khuyên này một phần xuất phát từ truyền thống Toltec. Cách chúng ta nói chuyện với những người khác trực tiếp hình thành mối quan hệ của chúng ta với họ.

Khi lời nói và suy nghĩ của chúng ta thống nhất, chúng ta sẽ truyền tải được niềm tin và sự tự tin, do đó những người khác sẽ coi trọng chúng ta. Điều này cũng áp dụng đối với cách chúng ta nói chuyện với chính mình.

Thông thường, chúng ta không sử dụng giọng nói thật mà là giọng nói của ai đó trong bố mẹ chúng ta hoặc những người khác- những người chỉ trích hoặc góp ý cho chúng ta để lợi dụng chúng ta cho nhu cầu riêng của họ. Lời nói hoàn hảo có nghĩa là chúng ta nói bằng giọng nói chân thực của chính mình. Đây là lời nói chân thật và có sức ảnh hưởng.

6. Một bông hoa trắng

Cuối cùng, thay cho lời tóm tắt, câu thơ đáng yêu của Rumi nói lên tất cả: Bông hoa trắng đâm chồi trong sự tĩnh lặng. Hãy để lời nói của bạn giống như bông hoa đó.

Ảnh minh họa: Internet

Dương Thảo (huffingtonpost)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!