Đậu đũa, hay còn gọi là đậu que rất giàu canxi, một bát nhỏ đậu que chứa đến 66mg canxi. Tuy nhiên, đậu que lại nghèo vitamin A và vitamin C.
Các chất dinh dưỡng khác có trong đậu que giúp ngăn ngừa chứng hen suyễn, phòng tránh các bệnh về tim mạch, chứng viêm khớp, nhiễm trùng tai và cảm cúm. Đó là lý do cha mẹ chọn đậu que vào thực đơn ăn dặm cho con.
Thời điểm cho bé ăn đậu que
Đậu que được xếp vào nhóm thức ăn ít có khả năng gây dị ứng cho bé. Cha mẹ có thể yên tâm khi cho bé mới ăn dặm thưởng thức đậu que.
Tuy nhiên, vì đậu que khá cứng, rất khó để xay nhuyễn đậu que thành hỗn hợp mềm, mịn. Vì thế, chờ đến khi bé được khoảng 6-8 tháng tuổi, mới thử cho bé ăn đậu que. Nhiều cha mẹ quyết định chờ đến khi bé biết bốc thức ăn mới cho bé thử ăn đậu que.
Cách chế biến
Hấp hoặc luộc với một chút nước là hai cách làm đơn giản với đậu que. Chờ cho nước sôi, sau đó, mới thả đậu que vào nồi luộc. Tránh luộc đậu que quá 15 phút vì với thời gian dài, đậu que dễ bị mềm nhũn và mất màu. Nấu chín đậu que là cách chế biến thích hợp dành cho bé nhưng không nên để đậu que chín tới mức mất đi màu xanh.
Tham khảo 2 món với đậu que:
1. Đậu que xay nhuyễn: Đậu que được rửa sạch, tước bỏ xơ, cho vào nồi hấp, đến khi chín mềm. Tiếp đến, cho đậu que vào máy, xay nhuyễn. Dùng rây lọc lại hỗn hợp đậu, để loại bỏ những mảnh hạt đậu bị vỡ, nằm lẫn trong hỗn hợp. Thêm vào hỗn hợp đậu que chút nước lọc, sữa mẹ hoặc sữa công thức. Cuối cùng, trộn đều hỗn hợp và cho bé thưởng thức.
2. Đậu que, cà rốt, bí xanh (cho bé tập ăn bốc). Hấp chín đậu que, cà rốt và bí xanh. Sau đó, thái chúng dưới dạng hạt lựu, trộn đều lên và cho bé dùng tay bốc ăn. Thức ăn ấm hay lạnh đều khiến bé thích thú.
Thức ăn trộn chung với đậu que là: cà rốt, bí xanh, khoai tây; lúa gạo, đậu phụ; thịt gà, thịt bò.
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!