Mùa lạnh đến cũng mang theo những căn bệnh cảm xoàng khiến cho các ngày nghỉ lễ trở nên mất vui. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy việc điều chỉnh nếp sống có thể đẩy mạnh chế độ tự vệ của cơ thể tốt hơn để chống lại bệnh cảm lạnh và cúm.
Sau đây là 7 cách đơn giản giúp bạn và gia đình có một mùa sum họp khỏe mạnh.
Tiêm ngừa phòng cảm cúm hàng năm
Theo các chuyên gia, đây là cách tốt nhất để không mắc bệnh. Dù bạn có rửa tay kỹ lưỡng như thế nào thì bạn vẫn phải hít thở. Nếu bạn hít phải các hạt bụi chứa phần tử virus cúm, chúng vô hình và có thể truyền xa đến 3 mét, bạn sẽ có khả năng cao bị cúm. Đó là lý do bạn nên đi tiêm vắc xin phòng ngừa cảm cúm mỗi năm.
Luôn rửa tay
Thậm chí nếu bạn đang tiếp xúc với virus cảm cúm, nếu bạn rửa tay trước khi chạm vào mặt, có rất ít cơ hội các vi trùng có thể đi vào cơ thể qua đường mắt, mũi hay miệng và bắt đầu tấn công cơ thể. Một nghiên cứu tại trường đại học Michigan – Mỹ phát hiện rằng rửa tay thường xuyên có thể giảm lây truyền bệnh đường hô hấp đến hơn 20%.
Xem xét kĩ các triệu chứng
Hầu hết mọi người có thể dễ dàng vượt qua bệnh cúm, nhưng cũng có những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, phụ nữ mang thai 4 lần có nhiều khả năng mắc bệnh hơn so với dân số bệnh nhân nói chung. Những người có bệnh lý mạn tính tiềm ẩn; đặc biệt là tiểu đường, hen suyễn, hoặc tim, gan, thận cũng có nhiều khả năng phải đối mặt với biến chứng cúm.
Dạy trẻ cách vệ sinh sạch sẽ
Hãy lập cho trẻ thói quen rửa tay với xà phòng và nước sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hoặc ho, và trước khi ăn. Bạn nên để sẵn một chai nước rửa tay khô trong ba lô của trẻ để trẻ có thể dùng mọi lúc mọi nơi. Ngoài ra bạn nên chỉ cho trẻ cách hắt hơi đúng cách, đó là dùng khăn che miệng khi hắt hơi chứ không dùng tay không.
Bỏ thói quen cắn móng tay
Khi bạn cắn móng tay, về cơ bản, bạn đang “mời gọi” mầm bệnh cúm đến lây nhiễm. Đồng thời bạn cũng nên hạn chế lấy tay chạm vào mặt. Những hành động này có thể làm tăng sự lây truyền của virus. Khi làm như vậy, bạn cung cấp cho vi khuẩn một con đường trực tiếp hơn đến miệng và mũi của bạn, nơi mà chúng xâm nhập vào cơ thể và bắt đầu hoành hành.
Giữ ấm chân
Nếu bàn chân bị nhiễm lạnh có thể dẫn đến hắt xì nhiều. Bàn chân khi bị lạnh sẽ tìm cách “nhắc nhở” não của bạn bảo tồn nhiệt độ cơ thể. Bộ não sau đó sẽ phản ứng lại bằng cách “gửi thông điệp” làm giảm lưu lượng máu đến khu vực bị mất nhiệt nhanh chóng. Giảm lưu lượng máu đồng nghĩa với việc giảm lưu lượng của các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng, làm cho cơ thể của bạn dễ bị nhiễm virus hơn.
Tập thể dục
Hình thành thành thói quen tập thể dục hàng ngày có thể làm giảm nguy cơ bị cảm lạnh lên đến 50%. Tập thể dục thường xuyên sẽ kích thích não bộ sản xuất ra nhiều dopamine và serotonin, là các hormone tăng trưởng của con người. Các hợp chất này giúp cơ thể của bạn tối ưu hóa sản xuất kháng thể chống vi khuẩn và làm cho chúng hoạt động tích cực hơn khi gặp phải những vật thể lạ từ bên ngoài này.
Bạn có thể quan tâm đến một số bài viết sau đây:
- Bị cảm lạnh khi mang thai có nên dùng thuốc?
- Để cơ thể luôn khỏe mạnh và săn chắc khi ăn chay
- 5 thói quen tai hại hủy diệt hệ miễn dịch của bạn
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!