Uống không đủ nước
Cơ thể chúng ta mất nước chủ yếu qua mồ hôi, tiểu tiện và tiêu hóa. Vào mùa Đông, khi các hoạt động thể chất trở nên ít hơn, bạn có xu hướng tiêu thụ ít nước. Ngoài ra, do nhiệt độ lạnh, cơn khát cũng giảm đi. Điều này có thể dẫn đến mất nước và gây ra các biến chứng như bệnh thận, táo bón hoặc khó tiêu.
Không tập thể dục
Việc tập thể dục trong mùa Đông có thể giảm do lười ra ngoài trong nhiệt độ lạnh giá. Tuy nhiên, bạn nên tuân thủ nghiêm ngặt chế độ tập luyện hoặc thực hiện các hình thức hoạt động thể chất khác như đạp xe, đi bộ... Tập thể dục giúp tăng sức đề kháng ngăn ngừa nhiều bệnh tật khác nhau.
Tắm nước nóng lâu
Tắm nước nóng có tác dụng làm dịu tinh thần và cơ thể. Tuy nhiên, tắm nước nóng quá lâu có thể làm khô và tổn thương các tế bào da sừng gây viêm da, khô và mẩn đỏ.
Mặc quá nhiều quần áo
Để giữ ấm cơ thể trong mùa đông, con người thường có xu hướng mặc nhiều quần áo, nhất là những bộ trang phục dày.
Bạn có thể cảm thấy ấm áp hơn, nhưng các chuyên gia sức khỏe cảnh báo đó không phải là cách khôn ngoan.
Mặt khác, quần áo quá nhiều lớp khiến bạn cảm thấy da bị ma sát nhiều, bó buộc làm cho mạch máu kém tuần hoàn trong cơ thể.
Chưa kể, khi mặc quần áo ấm dẫn đến mồ hôi tức là bạn đang gián tiếp tạo điều kiện cho chúng thấm ngược bên trong.
Ban đầu khi mới ngủ, bạn có cảm giác lạnh nhưng khi đã nằm lâu sẽ nóng hơn. Lúc đó, cơ thể đổ mồ hôi, ngủ say không biết hay mặc kệ làm cho mồ hôi thấm ngược lại dễ gây viêm phổi.
Đóng kín cửa phòng, cửa nhà
Thói quen đóng kín cửa phòng, cửa nhà để giữ ấm khi trời lạnh là một trong những thói quen sai lầm tai hại nhiều gia đình mắc phải. Nhất là những gia đình có trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, nếu đóng kín cửa sẽ khiến trong phòng ngột ngạt. Thiếu oxy sẽ khiến cơ thể con người mệt mỏi và làm tăng lượng vi khuẩn sinh sôi.
Do đó, mọi người hãy đảm bảo nhiệt độ phòng luôn trong khoảng 26-29 độ và luôn thông thoáng, tránh gió lùa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!