7 tuần chưa có tim thai có nguy hiểm không?

Sức Khỏe Thai Kỳ - 05/04/2024

Nhịp tim của bé con trong bụng luôn là niềm mong đợi của mỗi mẹ bầu. Thế nhưng, không phải thai nhi nào cũng có thể nghe được nhịp tim ở ngay những tuần đầu của thai kỳ. Với nhiều trường hợp, các mẹ mang thai đến tuần thứ 7 mà vẫn chưa thể nghe được nhịp tim của thai nhi. Vậy hiện tượng này liệu có nguy hiểm không? Hãy cùng Lily & WeCare giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Nhịp tim của bé con trong bụng luôn là niềm mong đợi của mỗi mẹ bầu. Thế nhưng, không phải thai nhi nào cũng có thể nghe được nhịp tim ở ngay những tuần đầu của thai kỳ. Với nhiều trường hợp, các mẹ mang thai đến tuần thứ 7 mà vẫn chưa thể nghe được nhịp tim của thai nhi. Vậy hiện tượng này liệu có nguy hiểm không? Hãy cùng Lily & WeCare giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Sự phát triển và hình thành tim thai của bé

- Bắt đầu từ ngày thứ 16, thai nhi đã xuất hiện các mạch máu để hình thành ống dẫn tim. Tại thời điểm này, hình dáng của tim thai vẫn chưa được hình thành. Tuy nhiên, tim thai cũng đã có những hoạt động co bóp nước đầu để thực hiện chức năng như một trái tim trưởng thành.

- Vào cuối tháng đầu tiên, thai nhi dài hơn khoảng 1 cm và tim thai cũng bước vào quá trình hoàn thiện hơn

- Đến tuần thứ 5, phôi thai hình thành rất nhiều tế bào và bắt đầu có sự phát triển hình dáng. Theo đó, một chấm nhỏ ở phần giữa thai nhi sẽ là dấu mốc quan trọng hình thành nên trái tim của bé con

- Ở tuần thai thứ 7, tim thai tăng dần về kích thước bên trong cơ thể của bé và cấu trúc có sự phân chia ra thành 2 ngăn: Ngăn trái và Ngăn phải. Khi đó, tim của thai nhi bắt đầu đập nhẹ và dần hoàn thiện hơn khi bước sang tuần thứ 11

- Sang tuần thai thứ 12, tim thai gần như hoàn chỉnh và ở tuần 14, nhịp đập của tim thai trở nên rõ ràng hơn rất nhiều

- Bước quan trọng nhất là ở tuần thai thứ 16, tim thai có thể hoạt động bơm máu với thể tích khoảng 24 lít mỗi ngày. Thể tích này sẽ tiếp tục tăng lên theo sự phát triển của bé. Tại thời điểm này, tim thai đã hoàn thiện về mặt cấu trúc để thực hiện tốt các chức năng của mình

- Sau khi đã phát triển hoàn chỉnh về mặt cấu trúc, ở những tuần tiếp theo, tim thai sẽ lớn lên về mặt khối lượng và kích thước. Nhịp đập của tim thai khoảng từ 120 – 160 lần/ phút, song khi bé hoạt động thì nhịp đạp có thể tăng lên đến 180 lần.

Theo một cuộc khảo sát của các nhà nghiên cứu, tim thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn so với em bé mang giới tính nam.

7 tuần chưa có tim thai có nguy hiểm không?

7 tuần chưa có tim thai liệu có nguy hiểm không?

Như thông tin về các giai đoạn hình thành và phát triển tim thai ở trên, thai nhi bắt đầu có tim thai bắt đầu vào khoảng cuối tuần thứ 6, song hoạt động của tim thai có thể yếu và chưa thể phát hiện được. Bước sang tuần thứ 7, 8, tim thai trở nên rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nếu ở tuần thai thứ 7 mà vẫn chưa có dấu hiệu của tim thai thì các mẹ cần lưu tâm hơn đến sức khỏe của mình hoặc gặp bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi. Ngoài ra cũng có thể có trường hợp thai nhi quá yếu không thể nghe được nhịp tim hoặc có sự nhầm lẫn nào đó về kết quả siêu âm. Như vậy, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe mà nên nghỉ ngơi, ăn uống điều độ, tái khám theo định kỳ tại cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn giỏi. Khi có những dấu hiệu bất thường như đau bụng dưới, xuất huyến âm đạo, mẹ bầu nên đặc biệt và cần nhập viện ngay lập tức để tránh trường hợp thai lưu có thể xảy ra.

7 tuần chưa có tim thai có nguy hiểm không?

Vào mỗi giai đoạn phát triển, thai nhi lại có những thay đổi về hình dáng, cấu trúc bên trong cơ thể. Chính vì vậy, mẹ bầu nên quan tâm hơn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, đồng thời tiến hành khám thai định kỳ để phát hiện những dấu hiệu bất thường và có phương án xử lý kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!