8 cách giảm đau răng trước khi bạn gặp nha sĩ

Chăm sóc răng miệng - 03/28/2024

Những cơn đau răng thường đến khá bất ngờ do những nguyên nhân như mọc răng khôn, viêm nướu, sâu răng... khiến bạn phải chịu đựng cơn đau răng kéo dài không dứt. Nếu không thể thu xếp đến nha sĩ ngay, bạn có biết cách giảm đau răng bằng các nguyên liệu có sẵn ở nhà?

Những cơn đau răng thường đến khá bất ngờ do những nguyên nhân như mọc răng khôn, viêm nướu, sâu răng… khiến bạn phải chịu đựng cơn đau răng kéo dài không dứt. Nếu không thể thu xếp đến nha sĩ ngay, bạn có biết cách giảm đau răng bằng các nguyên liệu có sẵn ở nhà?

Theo thống kê, có hơn 3 tỉ người gặp vấn đề răng miệng trên toàn thế giới và con số này đang ngày càng gia tăng trong vài năm gần đây. Đau răng là triệu chứng thường gặp nhất ở nhiều lứa tuổi và có rất nhiều nguyên nhân gây đau răng. Những giải pháp đối phó với cơn đau răng tạm thời có thể giúp ích cho bạn trong nhiều tình huống.

Hãy tham khảo bài viết sau để tìm hiểu về 8 cách giảm đau răng tại nhà trước khi đến nha sĩ nhé!

1. Cách giảm đau răng bằng nước muối

8 cách giảm đau răng trước khi bạn gặp nha sĩ

Muối biển được xem như là vị thuốc thần kỳ hỗ trợ sức khỏe như phát triển hệ miễn dịch, ổn định nhịp tim và huyết áp, kiềm hóa cơ thể và giảm đau răng hiệu quả. Các thành phần chống vi khuẩn tự nhiên có trong muối biển giúp giảm nhẹ triệu chứng đau răng và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm.

Hơn thế nữa, muối biển chứa hơn 60 loại chất khoáng giúp chữa lành vết thương nhanh chóng và hiệu quả.

Cách súc miệng nước muối

• Lấy 1 muỗng cà phê muối.

• Cho muối vào ly nước ấm.

• Súc từng ngụm nước muối nhiều lần cho đến khi hết ly.

2. Cách giảm đau răng bằng túi trà 

8 cách giảm đau răng trước khi bạn gặp nha sĩ

Túi trà bạc hà có thể giúp giảm đau răng tại nhà tạm thời bằng khả năng gây tê. Túi trà ướt thường được sử dụng để làm dịu da kích ứng hay nhạy cảm và nướu răng.

Bên cạnh đó, bạc hà có đặc tính làm tê giống dầu đinh hương và làm giảm đau răng. Ngoài ra, trà bạc hà có chất tanin, một chất kháng khuẩn và kháng viêm rất hữu hiệu.

Cách chườm túi trà

• Đặt túi trà nguội đã qua sử dụng lên vùng răng bị kích ứng để làm dịu cơn đau răng.

• Đặt túi trà đã qua sử dụng vào ngăn đông cho đến khi lạnh.

• Sau đó, đặt túi trà lên vùng da kích ứng khoảng nửa giờ để làm dịu cơn đau.

• Bạn cũng có thể thoa lên vùng bị ảnh hưởng xung quanh để giảm đau.

3. Cách giảm đau răng bằng hành tây

8 cách giảm đau răng trước khi bạn gặp nha sĩNguồn: brightside.me

Hành tây có rất nhiều đặc tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp tiêu diệt vi trùng trong khoang miệng, ngăn lây lan và ngừa sâu răng.

Đặc biệt, hành tây còn có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm ở răng và nướu, ngăn ngừa chảy máu nướu răng. Loại nguyên liệu này là liệu pháp trị liệu tại nhà giúp giảm đau, chữa kích ứng nướu và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Bên cạnh đó, trong hành có hợp chất lưu huỳnh. Khi tiếp xúc với nước bọt, chúng giúp tạo thành axit sulfuric gây tê và có tác dụng giảm đau.

Cách nhai hành tây

• Hãy nhai một lát hành lớn trong vùng kích ứng cho đến khi mùi nồng của hành biến mất.

• Tiếp tục nhai những lát hành khác cho đến khi bạn thấy đỡ đau.

4. Cách giảm đau răng bằng khăn lạnh

8 cách giảm đau răng trước khi bạn gặp nha sĩ

Bạn không nên áp trực tiếp đá vào vùng răng bị kích thích vì điều này có thể làm triệu chứng nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bạn nên dùng khăn chườm lạnh.

Cách chườm khăn lạnh

• Cho một ít đá vào túi vải.

• Áp khăn chườm bên ngoài má ở vị trí kích ứng khoảng 20 phút.

• Lặp lại sau vài giờ.

5. Cách giảm đau răng bằng tép tỏi

8 cách giảm đau răng trước khi bạn gặp nha sĩ

Tỏi chứa rất nhiều hợp chất có khả năng ngăn chặn viêm và thúc đẩy hệ miễn dịch phát triển. Tỏi có khả năng tiêu diệt vi khuẩn có hại gây mảng bám trong răng và giúp giảm đau hiệu quả.

Ngoài ra, trong tỏi có chứa allicin, có khả năng ngăn ngừa sâu răng và tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng hiệu quả.

Cách nhai tép tỏi

• Lột vỏ và rửa sạch một tép tỏi. Bắt đầu nhai tép tỏi ở vùng răng đau.

• Nếu vẫn chưa hết đau, hãy tiếp tục nhai tép thứ hai.

• Lưu ý rằng những phương pháp này là tạm thời và bạn nên đi đến bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây đau.

6. Cách giảm đau răng bằng dầu đinh hương

8 cách giảm đau răng trước khi bạn gặp nha sĩ

Đinh hương được dùng như một vị thuốc trị sưng nướu hiệu quả. Một trong những thành phần quan trọng có trong dầu đinh hương là Eugenol, có khả năng gây tê tự nhiên.

Tuy nhiên, bạn nên sử dụng dầu đinh hương đúng cách. Chẳng hạn, không nên đổ trực tiếp dầu vào chỗ răng đau, điều này sẽ làm cơn đau trở nặng và gây kích ứng lưỡi.

Cách sử dụng dầu đinh hương

• Thấm 2 giọt dầu đinh hương vào miếng bông gòn và đặt vào vùng răng đau cho đến khi cơn đau biến mất.

• Ngoài ra, bạn có thể nhai lá đinh hương để tiết một ít dầu và ngậm khoảng nửa tiếng cho đến khi cơn đau giảm dần.

7. Cách giảm đau răng bằng dầu xạ hương

8 cách giảm đau răng trước khi bạn gặp nha sĩ

Cỏ xạ hương hay còn gọi là cây thyme là một loại thảo dược có họ bạc hạ. Loại cỏ này chứa nhiều đặc tính kháng khuẩn. Bạn có thể dùng cỏ xạ hương để tiêu diệt vi khuẩn và giúp giảm đau hiệu quả.

Bên cạnh đó, cỏ xạ hương là một trong những thành phần chính của nước súc miệng Listerine vì khả năng tiêu diệt vi trùng gây hôi miệng. Ngoài ra, một nghiên cứu gần đây cho thấy cỏ xạ hương là một loại ibuprofen tự nhiên.

Cách sử dụng dầu xạ hương

• Nhỏ 4 giọt đầu xạ hương vào miếng bông gòn và nhỏ thêm 2 giọt nước.

• Áp bông gòn vào vùng răng bị đau khoảng 10 phút.

8. Cách giảm đau răng bằng cỏ lúa mì

8 cách giảm đau răng trước khi bạn gặp nha sĩ

Cỏ lúa mì chứa nhiều hợp chất dinh dưỡng khác nhau mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Loại cỏ này chứa nhiều vitamin và chất khoáng, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa. Do đó, chúng có thể giúp bạn chữa lành cơ thể từ trong ra ngoài.

Ngoài ra, bạn có thể dùng cỏ lúa mì để giảm viêm miệng nhanh chóng và ngăn chặn vi khuẩn gây viêm lây lan sau này. Bên cạnh đó, cỏ lúa mì có nhiều chất diệp lục giúp ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.

Cách súc miệng cỏ lúa mì

• Xay nhuyễn cỏ lúa mì cùng với nước.

• Súc miệng với nước cỏ lúa mì hai lần mỗi ngày.

Những thói quen chăm sóc răng miệng trên đây sẽ giúp bạn hạn chế những triệu chứng đau răng phiền toái. Bạn nên duy trì thói quen đánh răng mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau răng khó chịu. Một điều cần lưu ý là bạn nên đến khám nha sĩ ngay khi có thời gian để tìm hiểu nguyên nhân gây đau răng và điều trị kịp thời nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Bàn chải đánh răng điện có tốt hơn bàn chải thường?
  • 5 cách giúp bạn giảm đau răng tại nhà
  • Những phương pháp giúp giảm đau răng hiệu quả

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!