Đứa trẻ trong quá trình phát triển, không thể thiếu sự giáo dục của cha mẹ, trẻ vẫn chưa phân biệt rõ ràng được giữa việc tốt và việc xấu. Giáo dục đối với trẻ cũng cần phải nắm chắc phương pháp nhất định mới thành công, điều này mới có thể khiến trẻ hiểu thực sự từ trong nội tâm.
Rất nhiều bậc cha mẹ khi giáo dục trẻ, cho rằng chỉ cần nghiêm khắc một chút mới có thể khiến trẻ ghi nhớ, mới có thể khiến trẻ tránh gặp sai lầm. Do đó, cha mẹ trong khi giáo dục trẻ khó tránh nói ra những từ ngữ khó nghe, điều này làm ảnh hưởng đến lòng tự trọng của trẻ, thậm chí khiến tâm hồn của trẻ bị tổn thương nhất định.
Đặc biệt 8 câu nói này, cha mẹ nhất định không được nói với trẻ
1. Có gì đáng sợ đâu, sao con nhút nhát vậy
Nếu bạn nói điều này thường xuyên, sẽ khiến đứa trẻ nghĩ bản thân mình rất nhát gan, khi gặp một sự việc nào đó, đứa trẻ sẽ luôn nghĩ sẽ rút lui, thay vì cố gắng tiến lên phía trước. Muốn đứa trẻ có lòng can đảm và trách nhiệm, cha mẹ cần phải có những lời nói khích lệ trẻ.
2. Sao con ngu dốt vậy? Có phải là não lợn không?
Đây là câu nói thường thấy của cha mẹ khi dạy kèm trẻ học và làm bài tập về nhà. Sau nhiều lần phủ định của cha mẹ, đứa trẻ bắt đầu hoài nghi bản thân mình thực sự rất ngu ngốc. Bất kỳ đứa trẻ nào, từ khi tin chắc bản thân mình ngốc nghếch, lời nói và cách cư xử của đứa trẻ sau này cũng sẽ càng ngày càng ngốc. Cha mẹ hãy dùng những từ khuyến khích trẻ thay vì trách mắng.
3. Đừng hỏi những câu vô nghĩa nữa, hãy tập trung vào việc học đi
Trong thế giới của trẻ, không phải là chỉ có học mới có tác dụng. Đối với trẻ khi đưa ra một số những vấn đề kỳ lạ, người lớn đừng né tránh, đừng trả lời qua loa, càng không nên thể hiện sự khó chịu. Ngay cả khỉ có những câu hỏi của trẻ khiến người lớn không thể trả lời được, nên nói rõ với trẻ rằng, bố mẹ không biết và nên cùng trẻ đi tìm đáp án chính xác nhất.
4. Nếu con không nghe lời, bố mẹ sẽ không cần con nữa
Trong tất cả những nỗi sợ hãi, điều đáng buồn và đáng sợ nhất đối với trẻ em là:'Bố và mẹ không cần con nữa'. Những mối đe dọa như vậy dường như rất hiệu quả đối với trẻ em, đứa trẻ đang nghịch ngợm bỗng chốc trở nên ngoan ngoãn. Tuy nhiên, đứa trẻ trong thời gian dài bị hù dọa như vậy, cảm giác an toàn trong nội tâm sẽ dần bị mất đi, từ đó trở nên nhạy cảm hơn, nhút nhát hơn.
5. Con nhìn xem, bạn con ngoan và học giỏi hơn con nhiều!
Rất nhiều cha mẹ sẽ nói câu này, trong mắt họ chỉ có con cái nhà người khác mới tốt. Trên thực tế, điều này làm tổn thương trẻ rất lớn, nhưng nhiều cha mẹ lại không nhận thức được hậu quả câu nói của mình đối với trẻ.
Khi so sánh với đứa trẻ khác sẽ có hai mặt, vừa tích cực vừa tiêu cực. Nếu trẻ có suy nghĩ đúng và có tư tưởng phấn đấu thì sẽ cố gắng học tốt hơn. Nhưng nếu ngược lại, nó sẽ phản ứng tiêu cực, sẽ 'ì' ra và không phấn đấu, thậm chí còn cố tình làm ngược lại mong muốn của bố mẹ. Chúng ta nên so sánh trong điều kiện, hoàn cảnh phù hợp. Hãy cho trẻ học cách tự thi đua với bản thân và trưởng thành hơn so với chính mình.
6. Thất bại lớn nhất trong cuộc đời mẹ là sinh ra con
Câu này không chỉ làm tổn thương trẻ mà còn thể hiện sự thờ ở của cha mẹ đối với trẻ. Trong mỗi cuộc đời của chúng ta, chúng ta gặp hàng vạn những khó khăn, và con cái chính là báu vật mà ông trời ban tặng. Do đó, nếu khi trẻ có lỗi lầm, cha mẹ không nên nói ra cậu này, điều này sẽ khiến đứa trẻ cảm thấy sự tồn tại của mình là vô nghĩa, khiến cha mẹ vất vả, theo thời gian trẻ sẽ coi thường bản thân mình.
7. Mẹ đã nói không được là không được
Cha mẹ thường có thói quen đứng bên ngoài và chỉ đạo hành động, suy nghĩ của trẻ như con phải làm thế này, làm thế kia… khiến trẻ luôn cảm thấy mình vô dụng. Mỗi trẻ đều có suy nghĩ riêng của chúng. Hãy để trẻ tự làm và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Trong quá trình con làm, cha mẹ có thể quan sát, sau đó khuyên nhủ chứ không ép buộc. Đừng cấm đoán trẻ một cách vô tội vạ.
8. Con chỉ biết chơi mà không có tinh thần học tập
Thích chơi là bản tính của mỗi đứa trẻ, và trẻ nhỏ cũng cần người lớn dành cho không gian vui chơi. Chúng ta có thể khiến trẻ tập trung vào việc học, nhưng cũng nên cho trẻ học hành trong tâm trạng và môi trường thoải mái. Sau khi kết thúc học ở trường, sau khi hoàn thành bài tập về nhà, trẻ cũng phải được chơi, khi chơi đùa cũng sẽ giúp trẻ có suy nghĩ linh hoạt hơn.
Dạy trẻ là cả một quá trình lâu dài. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ bằng những ngôn ngữ tích cực, tránh mỉa mai, chễ giễu trẻ, cha mẹ hãy giúp trẻ lớn lên khỏe mạnh trong một môi trường ấm áp, tràn đầy tình thương yêu. Tài năng của mỗi đứa trẻ là khác nhau, do đó không nên so sánh con mình với những đứa trẻ khác. Chỉ cần trẻ có hứng thú với học tập, có sở thích, có sự tự tin thì nhất định trẻ sẽ thành công.
Nguồn: Sina
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!