9 loại rau củ 'tắm' nhiều hóa chất nhất, làm sao để biết?

Điều cần biết - 11/28/2024

Dưới đây là một vài mẹo nhận biết giúp người tiêu dùng tránh mua phải loại rau 'tắm' nhiều hóa chất nhất.

Rau xanh là thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn hàng ngày của mỗi gia đình. Nhưng hiện nay, vì lợi nhuận trước mắt một số người nông dân đã phun thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, hóa chất... vượt mức cho phép cho rau xanh khiến người dân khi ăn phải thì trường hợp nhẹ là bị ngộ độc thực phẩm, nặng hơn có thể ảnh hưởng đến hô hấp, gây đột biến và phát sinh ung thư.

Do đó việc nhận biết rau 'tắm' nhiều hóa chất bằng mắt thường là hết sức quan trọng. Dưới đây là một vài mẹo nhận biết giúp người tiêu dùng tránh mua phải loại rau độc hại này.

Rau muống

9 loại rau củ 'tắm' nhiều hóa chất nhất, làm sao để biết?

Rau muống dùng quá nhiều phân đạm bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường

Rau muống là loại rau dễ bị nhiễm hóa chất nhất. Khi dùng quá nhiều đạm hoặc phân bón lá thì thân rau thường to hơn bình thường, rau giòn, lá màu xanh đen. Khi luộc rau, nước luộc khi nóng có màu xanh nhạt, khi nguội nước biến thành màu xanh đen và có vẩn kết tủa đen. Những loại rau này khi ăn có mùi hắc và có vị chát.

Vì vậy, khi chọn mua bạn không nên chọn rau muống có lá và thân to bất thường, rau vươn quá dài, cọng quá to, bẻ thấy giòn, lá xanh sẫm. Thay vào đó bạn nên chọn rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng nhưng ăn lại rất giòn, ngon và an toàn. Mặt khác, khi ngắt cuống thấy có nhựa loang giữa 2 phần thân.

Rau cần

9 loại rau củ 'tắm' nhiều hóa chất nhất, làm sao để biết?

Rau cần phun thuốc để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại

Nếu bị phun quá nhiều thuốc trừ sâu và phân bón, thân rau sẽ to, ngó trắng phau bất thường. Để một ngày không nhúng nước, rau sẽ khô héo, thân tóp lại.

Rau cải

9 loại rau củ 'tắm' nhiều hóa chất nhất, làm sao để biết?

Cải sạch (phải) rất khó tránh sâu và lá thường đậm màu hơn cải được bón nhiều đạm

Rau cải mọng nước, nhiều dinh dưỡng nên thu hút nhiều sâu bọ cắn phá. Vì vậy, các chủ vườn thường tăng cường phun thuốc trừ sâu, phân đạm cho rau vào khoảng thời gian trước khi thu hoạch. Điều này khiến cho dư lượng phân bón, thuốc trừ sâu không có đủ thời gian để phân hủy, khi rau đưa vào chế biến món ăn sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Khi bạn cầm trên tay bó cải non mơn mởn, lá xanh ngắt, không dấu vết của sâu bọ và phần thân chắc mập, đều tăm tắp, thì đó chính là rau cải được bón nhiều phân đạm nitrat. Ngoài ra, loại rau cải này khi luộc lên nước sẽ có màu xanh đen.

Các loại đậu

9 loại rau củ 'tắm' nhiều hóa chất nhất, làm sao để biết?

Đậu tự trồng quả ít khi thuôn dài đều tăm tắp và có vết sâu (phải)

Thông thường tất cả các loại đậu như cove, đậu đũa... đều rất nhiều sâu. Nếu là đậu sạch và không bị bón quá nhiều đạm thì sẽ có cuống màu xanh tươi, thân mềm, quả vừa phải, không quá dài, không quá lớn hay quá nhỏ. Qủa không có nhiều lông tơ và không bóng láng, đặc biệt nhiều quả còn có vết sâu.

Ngược lại, nếu bề ngoài quả đậu bóng, ít lông tơ là do người trồng đã bón nhiều đạm hoặc phun quá nhiều phân bón lá. Nếu quả đậu không có vết sâu bệnh là do người trồng đã phun quá nhiều thuốc trừ sâu bệnh và không đảm bảo thời gian cách ly.

Dưa chuột

9 loại rau củ 'tắm' nhiều hóa chất nhất, làm sao để biết?

Dưa chuột sạch sần sùi và khó đều tăm tắp

Cùng với các loại đậu, dưa chuột (dưa leo) là một trong những loại rau 'ngấm' nhiều hóa chất nhất, nhiều nông dân cách 3-4 ngày lại phun thuốc trừ sâu một lần, để quả đẹp, chỉ cần phun thuốc kích thích trước khi hái 1 ngày.

Vỏ dưa mỏng nên các hóa chất dễ ngấm qua vỏ, gây ngộ độc ngay cả khi đã gọt vỏ. Do đó để lựa dưa sạch, không nên chọn những quả thon đều, xanh đậm bắt mắt. Dưa chuột sạch và ngon nhất là loại có màu xanh trắng (không quá non hay úa vàng), không có vết thâm hay ố vàng, vỏ nhẵn mịn, cầm vào thấy chắc tay, bên ngoài có những mấu nhỏ nổi lên.

Giá đỗ

9 loại rau củ 'tắm' nhiều hóa chất nhất, làm sao để biết?

Giá đỗ không an toàn dễ phân biệt bằng mắt thường vì cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ

Nếu giá đỗ ủ bằng phương pháp truyền thống thường không mập, thân dài, rễ dài, thân rễ có rễ phụ mọc ra.

Trái lại nếu cọng giá tròn lẳn, thân trắng phau, ít rễ chị em hạn chế mua về sử dụng vì chúng được sản xuất từ một công nghệ vô cùng kinh dị. Khi hạt đỗ nảy mầm, người sản xuất đã dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu có pha loãng, tưới lên mầm giá rồi ủ kín lại. Loại thuốc này giúp giá đỗ nảy mầm và phát triển nhanh. Khi xào, giá sẽ tiết ra thứ nước đục ngầu.

Mướp đắng

9 loại rau củ 'tắm' nhiều hóa chất nhất, làm sao để biết?

Mướp đắng sạch (phải) màu đậm và gai sù sì hơn

Khi mua, tốt nhất bạn nên tìm những quả mướp đắng nhỏ, dài, hoặc kích thước vừa phải, trên thân có nhiều sớ gân nhỏ li ti. Quả mướp đắng to, màu xanh đậm, mướt, thân phình to, láng bóng nhưng sớ gân bóng loáng là những quả lạm dụng hóa chất làm tươi.

Cà chua

9 loại rau củ 'tắm' nhiều hóa chất nhất, làm sao để biết?

Cà chua chín tự nhiên thường đều màu, ruột đỏ đều

Ngoài chuyện bị phun thuốc trừ sâu, cà chua có thể bị ngấm một lần hóa chất khác nữa là thuốc làm chín.

Để chọn cà chua chín tự nhiên, an toàn, tránh mua khi thấy quả lấm tấm đốm trắng do lượng thuốc trừ sâu, thuốc kích thích còn đọng lại. Nên chọn quả chín đều, cuống còn tươi, dính chắc vào, khi nắn tay thấy hơi mềm, bổ cà chua hạt màu trắng vàng chứ không xanh, ruột chín đỏ.

Cà chua chín tự nhiên khi nấu sẽ có mùi thơm, mau nhừ hơn cà chua giấm thuốc.

Rau bí

9 loại rau củ 'tắm' nhiều hóa chất nhất, làm sao để biết?

Rau bí không hóa chất (phải) thường có màu đậm, lóng ngắn hơn rau bí phun kích thích

Rau bí là món ăn dân gian quen thuộc nhưng ngày nay vẫn được phun nhiều phân và thuốc trong sản xuất nông nghiệp.

Để rau bí vươn dài bắt mắt, người trồng thường bón thật nhiều đạm và phun thuốc kích lá. Rau bí an toàn thường có khoảng cách giữa các đốt không quá xa, thân cứng, lá xanh đậm, dày, nhiều lông tơ. Ngược lại rau bí lá mềm, mỏng, tay cuốn mập và ngắn, ít lông tơ, ngọn bí màu xanh nhạt, lá màu xanh đen, khoảng cách các đốt dài... là những loại rau bí bón thừa đạm, phun nhiều phân bón lá và chưa đủ thời gian cách ly thì bạn không nên mua.

Để đảm bảo sức khỏe cho chính bạn và cả gia đình cần lưu ý những điều sau

Nguyên tắc chung, nên ăn rau đúng vụ, không mua rau dập nát, rau dính bụi nhỏ li ti, rau phổng phao và đậm màu hơn bình thường, rau quá mướt. Nếu tồn dư lượng thuốc trừ sâu lớn, khi luộc lên rau vẫn có mùi lạ thì nên bỏ.

Khi rửa rau, nếu thấy nổi nhiều bong bóng, rau có thể nhiễm nước rửa bát hoặc chất tẩy rửa.

Với các loại rau, sau khi mua về bạn nên cắt bỏ phần gốc, tách rời từng lá, nhặt bỏ lá sâu. Sau đó, ngâm rau vào nước hòa muối hoặc nước hòa thuốc tím khoảng 15 phút rồi rửa kỹ từng lá dưới vòi nước chảy vài lần trước khi đưa vào chế biến

Phương pháp này tuy đơn giản nhưng có thể làm sạch phần lớn thuốc trừ sâu, phân bón bám trên rau, nhất là ở các kẽ lá. Ngoài ra, nó còn giúp làm sạch được trứng giun, sán và các chất bẩn bám trên rau.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!