Acid uric liên quan gì đến suy thận?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Acid uric là chỉ số chính gây nên bệnh gút - một bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, thận, khớp, tim... Trong đó, thận cũng lại là một cơ quan có nhiều vai trò quan trọng liên quan mật thiết đến bệnh gút. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu acid uric liên quan gì đến suy thận.

Acid uric là chỉ số chính gây nên bệnh gút - một bệnh rối loạn chuyển hóa liên quan đến nhiều cơ quan trong cơ thể như gan, thận, khớp, tim... Trong đó, thận cũng lại là một cơ quan có nhiều vai trò quan trọng liên quan mật thiết đến bệnh gút. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu acid uric liên quan gì đến suy thận.

Vai trò của thận trong cơ chế sinh bệnh gút

Acid uric liên quan gì đến suy thận? Thận đảm nhận vai trò rất quan trọng trong chuyển hóa acid uric của cơ thể. Khoảng 75% lượng acid uric được cơ thể sinh ra hằng ngày đều được đào thải ra ngoài cơ thể qua thận. Vì vây, mọi nguyên nhân làm cho thận giảm đào thải acid uric đều làm tăng nồng độ acid uric máu. Và đây chính là yếu tố trực tiếp gây ra bệnh gút.

Thận còn là cơ quan chính điều hòa nội môi. Chức năng thận bị suy sẽ gây rối loạn các yếu tố của nội môi như nồng độ pH, nồng độ các ion kim loại, nồng độ các muối... Chính vì chức năng của thận bị rối loạn mà liên tục tạo ra những điều kiện thuận lợi khiến quá trình kết tủa muối urate natri gây bệnh gút xảy ra nhanh hơn.

Acid uric liên quan gì đến suy thận?

Bệnh gút và biến chứng suy thận

Thận là một cơ quan của cơ thể có quan hệ phối hợp hoạt động và ảnh hưởng qua lại với tất cả các cơ quan các hệ thống trong cơ thể. Trong mối quan hệ này, một cơ quan có thể tác động tốt hoặc xấu đến các cơ quan khác và ngược lại. Sự bất thường của một cơ quan có thể gây ra cả một hệ thống bất thường.

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh gút, tinh thể urate natri sẽ lắng đọng ở rất nhiều các cơ quan trong cơ thể, trong đó thận là cơ quan có lắng đọng rất sớm và nhiều nhất. Vi tinh thể urate natri lắng đọng trong xoang thận sẽ tạo ra sỏi thận có thể làm tắc đường tiểu, viêm đường tiểu, ứ nước, gây viêm thận kẽ và tắc các ống thận làm tổn thương tổ chức nhu mô thận và giảm chức năng thận.

Những tổn thương trên thường kết hợp với nhau làm chức năng thận ngày càng suy giảm. Thận bị suy giảm chức năng nhưng vẫn phải trực tiếp tham gia vào cơ chế sinh bệnh gút nói trên, từ đó tạo ra vòng luẩn quẩn thúc đẩy bệnh gút tiến triển nhanh đến giai đoạn muộn rất khó điều trị.

Điều trị bệnh gút kèm theo suy thận

Với những bệnh nhân gút có kèm theo bệnh thận và biến chứng ở thận, việc điều trị gặp khó khăn hơn nhiều những bệnh nhân gút thông thường. Để điều trị tốt, ngoài việc cân nhắc giữa việc phối hợp điều trị bệnh gút với việc điều trị phục hồi chức năng thận của bệnh nhân, cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

- Trong chẩn đoán bệnh gút bắt buộc phải có đánh giá về thận và tiết niệu.

- Khi có bệnh thận đi kèm bệnh gút phải chú ý điều trị bệnh thận trước, khi chức năng thận cải thiện mới đảm bảo cho việc điều trị gút.

- Thuốc dùng cho bệnh nhân phải đảm bảo không có tác dụng phụ gây tổn thương hay làm giảm chức năng thận.

Acid uric liên quan gì đến suy thận?

Nguyên nhân tăng acid uric máu

Về nguyên nhân tăng acid uric máu người ta thấy có một số nguyên nhân chính sau đây:

- Nhóm suy giảm khả năng bài xuất acid uric ở ống thận tiên phát đa nguyên nhân, đặc biệt trong trường hợp ăn nhiều thức ăn chứa nhân purin, nghiện rượu. Loại này thường có tính chất gia đình, khởi phát thường do uống quá nhiều rượu. Đây là nhóm hay gặp nhất (90% các trường hợp).

- Nhóm tăng tạo acid uric nguyên phát (bẩm sinh). Đây là nhóm nguyên nhân có các bất thường về enzym, thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần hoặc do tăng hoạt tính enzym hypoxanthine guanine phosphoribosyltransferase (HGPRT).

- Nhóm nguyên nhân còn lại (chiếm khoảng 10%) là tình trạng tăng acid uric thứ phát, tăng sản xuất acid uric do ăn uống nhiều thức ăn có nhân purin (đặc biệt các thịt màu đỏ như chó, bò, dê, cá biển...), uống nhiều rượu, mắc bệnh đau tuỷ xương, thiếu máu, tan máu, bệnh bạch cầu (leucemia), dùng hoá chất gây độc tế bào điều trị ung thư, mắc bệnh vẩy nến...

- Ngoài ra, đối với người bị tăng acid uric thứ phát còn do giảm bài tiết acid uric ở thận. Nhóm này có các nguyên nhân như nghiện rượu, suy thận mạn tính, tăng huyết áp, tình trạng nhiễm toan ceton trong đái tháo đường hay nhịn đói lâu ngày, tình trạng nhiễm toan lactic ở người nghiện rượu

- Một trong những nguyên nhân gây giảm bài tiết acid uric là do sử dụng thuốc. Các thuốc thường gặp là aspirin liều thấp, phenylbutazone liều thấp, đa số các thuốc lợi tiểu dùng kéo dài (trừ nhóm spironolactone) như thiazide, thuốc điều trị lao như ethambutol, các thuốc acid ethacrynic, acid nicotinic...

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã biết được vấn đề acid uric liên quan gì đến suy thận .Tóm lại, nếu như trong thực tế bạn gặp các trường hợp xét nghiệm máu mà có tăng acid uric nhưng không có biểu hiện bệnh gút trên lâm sàng thì bạn nên đến chuyên khoa cơ xương khớp để có được tư vấn thích hợp.

Xét nghiệm tại nhà Xander

Nếu bạn (đặc biệt là nam giới) cảm thấy có dấu hiệu bất thường khi đi tiểu hoặc thấy giảm khả năng tình dục, thì nên thực hiện xét nghiệm kiểm tra chức năng thận. Gói xét nghiệm này giúp đánh giá chức năng thận, quá trình làm việc và bài tiết của thận ở thời điểm hiện tại.

Lợi ích khi đăng ký xét nghiệm tại Xander:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng

Acid uric liên quan gì đến suy thận?

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá góixét nghiệm kiểm tra chức năng thận của Xander được cập nhât ở cuối bài viết.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo Lily & WeCare không đưa ra kết quả lâm sàng chính xác trong bài viết

Xem thêm:

  • Chỉ số xét nghiệm Creatinine đánh giá chức năng thận
  • Xét nghiệm đánh giá chức năng thận cần gặp

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!