Có rất nhiều người đặt câu hỏi ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không? Tuy nhiên bệnh tiểu đường có rất nhiều yếu tố tạo nên trong đó đường cũng là một phần. Vậy ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không thì hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về vấn đề này.
Đường có vai trò như thế nào đối với sức khỏe con người?
Đường có ở hầu hết các thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như trái cây, rau quả, sữa... Tuy nhiên, đường có mặt chủ yếu ở trong các loại ngũ cốc: gạo, bánh mì hay có nhiều trong khoai, sắn. Đường (glucose) có tác dụng cung cấp nguồn năng lượng đáng kể cho sức khỏe của con người: tiêu hóa, hấp thụ vào máu rồi từ đó đi nuôi các thế bào trong cơ thể.
Bệnh tiểu đường
Tiểu đường là một bệnh rối loạn chuyển hóa chất đường trong cơ thể. Nguyên nhân gây ra bệnh là do thiếu hoormon của tuyến tụy. Đây là một tuyến tiêu hóa lớn, không chỉ có chức năng tiết ra dịch tụy để tiêu hóa thức ăn trong ruột, mà còn bài xuất hoormon insulin đổ vào máu để điều chỉnh lượng đường trong máu và giúp các tế bào của cơ thể sử dụng được chất đường.
Bình thường máu của chúng ta chứa một lượng đường cần thiết khoảng 0,8-1.2g/l, dưới dạng glucose. Glucose sẽ bị đốt cháy hay dự trữ trong tế bào để cung cấp năng lượng cho các cơ quan khi cần thiết. Lúc này đường sẽ được tiêu hoá và hấp thụ vào máu, nhưng để vào được bên trong tế bào nó cần một chiếc chìa khoá đó là hoormon insulin đây là hormone được chế tiết bởi tuyến tụy. Nếu chìa khoá này bị mất hoặc bị hư, vì vậy glucose sẽ không vào bên trong tế bào được sẽ tích luỹ trong máu. Nếu lượng đường >1,8g/l nó sẽ bị thải qua nước tiểu. Mặt khác, những tế bào bị thiếu glucose sẽ phải dùng những chất đốt dự trữ khác. Chất đốt này sẽ sinh ra cặn, thể ceston làm cho nước tiểu có mùi acestone rất đặc trưng. Người ta gọi đó là bệnh tiểu đường.
Mối liên hệ giữa việc ăn đường với bệnh tiểu đường
Rất nhiều người nghĩ rằng, ăn quá nhiều đường hay thức ăn ngọt sẽ bị tiểu đường. Điều này không hoàn toàn đúng. Vì cơ thể chúng ta lại rất cần chất đường để làm năng lượng. Não hoạt động tùy thuộc hoàn toàn vào đường glucose...
Người bị bệnh tiểu đường là do cơ thể không sử dụng được đường glucose để tạo năng lượng nên đường tăng cao trong máu. Nguyên nhân do di truyền, ít hoạt động, béo phì...
Đối với người khỏe mạnh, khi ăn thức ăn giàu tinh bột sẽ làm đường trong máu tăng cao sau ăn, cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách tiết ra nhiều insulin để đưa đường glucose từ máu vào tế bào và luôn giữ lượng đường trong máu ổn định. Khi insulin tiết ra không đủ hay tác dụng insulin bị giảm thì lượng đường trong máu mới tăng cao, gây ra bệnh đái tháo đường. Do vậy, đường không có tội tình gì cả.
Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều đường và các loại thức ăn ngọt sẽ rất dễ bị thừa cân hay béo phì. Lúc này, dù insulin được tiết ra đủ nhưng sẽ bị giảm tác dụng do chứng béo phì làm cho tế bào cơ thể “chai lì” với insulin. Đó là nguyên nhân làm cho đường glucose trong máu không được chuyển thành năng lượng cho cơ thể, vì thế mà đường tăng cao trong máu.
Ăn nhiều đường có bị tiểu đường hay không?
Khi ăn nhiều đường, uống nhiều nước ngọt, ăn nhiều kẹo, bánh ngọt, đường được hấp thụ vào máu rất nhanh, đường huyết tăng đột ngột, khiến tụy phải hoạt động nhiều (tuyến tụy giải phóng insulin để điều chỉnh đường huyết). Nếu sự kiện này diễn ra liên tục, trong thời gian dài, đặc biệt là ở người cao tuổi, tụy tạng hoạt động quá tải sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Người bị tiểu đường thường có bốn triệu chứng gợi ý để nghĩ đến bệnh là: ăn nhiều – uống nhiều – tiểu nhiều và sút cân nhiều.
Nếu xét nghiệm sẽ thấy lượng đường trong máu tăng cao (triệu chứng chính) và xét nghiệm nước tiểu có thể thấy ít hoặc nhiều đường trong đó (nước tiểu bình thường không có đường); vì thế tiểu ra ở đâu có thể có ruồi bâu, kiến đậu ớ đó. Ngoài ra, người bị tiểu đường có thể bị béo phì hay gầy sút, lở loét dễ bị nhiễm trùng dai dẳng, khó điều trị. Nặng hơn nữa có thể bị hôn mê, co giật do hạ đường huyết và toan hóa máu.
Cần phải có chế độ ăn uống như thế nào để phòng bệnh tiểu đường?
Chế độ ăn lành mạnh theo WHO (Tổ chức Y tế Thế giới) bao gồm việc gia tăng lượng tiêu thụ rau xanh và các loại hoa quả, đậu, các dạng hạt và ngũ cốc. Đồng thời WHO cũng yêu cầu việc giới hạn khẩu phần ăn chứa nhiều chất béo, chuyển chất béo bão hòa sang chất béo không bão hòa và hạn chế việc dùng vô tội vạ như đường đơn và đường đôi trong các thực phẩm chế biến sẵn hay các thực phẩm chứa đường cô đặc như mật ong, si rô và nước trái cây.
Nếu bạn có người thân bị tiểu đường (cha, mẹ, anh chị em ruột) hay bản thân bị béo phì, ít vận động đồng nghĩa với việc bạn có nguy cơ cao bị đái tháo đường sau này. Bạn cần chế độ ăn ít chất béo, hạn chế thức ăn ngọt, thức ăn nhanh và quan trọng là cần tập thể dục tích cực nhằm giữ trọng lượng cơ thể ở mức lý tưởng. Điều đó sẽ giúp bạn phòng ngừa bệnh đái tháo đường sau này.
- Thay đổi lối sống giúp giảm bệnh tiểu đường
Thay đổi lối sống vẫn là phương pháp hữu hiệu nhất để ngăn ngừa tiến triển thành bệnh đái tháo đường thực sự. Bao gồm:
- Giảm cân (nếu bị thừa cân) từ 5-10%, và duy trì sự giảm cân đều đặn, hướng tới có mức cân nặng lý tưởng.
- Có ít nhất 30 phút tập thể dục từ mức độ vừa đến mức độ nặng và ít nhất 5 lần/tuần.
- Chế độ ăn giảm calo, có thể phải giảm lượng chất bột-đường; tăng chất xơ. Giảm muối, tránh uống nhiều rượu.
Xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường tại Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander
Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều người đang nghi ngờ mình có khả năng bị đái tháo đường, bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Có dấu đỏ của bệnh viện
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Quả ổi và những ích lợi cho cơ thể có thể bạn chưa biết
5 dấu hiệu mắc bệnh tiểu đường bị nhầm là lão hóa
Cơ thể bạn sẽ như thế nào khi ăn rau muống?
Phải làm sao khi ngủ ngáy trong thời gian mang thai?
Có thai, đừng xài xà bông kháng khuẩn!
Chi phí xét nghiệm:
- Giá gói xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 714,000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý: 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Người bệnh tiểu đường có nên hạn chế ăn trái cây?
- Chắc chắn bạn mắc bệnh tiểu đường nếu có dấu hiệu này
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!