Có thể nói rằng mì tôm là một món ăn rất tiện dụng và dễ ăn, được nhiều người trên toàn thế giới sử dụng, một điều tiện lợi nữa đó là mì tôm có thể ăn sống. Mặc dù vậy, có khá nhiều người hay thắc mắc rằng “ăn mì tôm sống có béo không?” – nhất là đối với các chị em phụ nữ đang muốn giảm cân. Hãy cùng Lily & WeCaređi tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau.
Mì tôm và những điều bạn chưa biết
Chưa có một món đồ ăn nhanh nào mà tiện lợi lại được sử dụng rộng rãi như mì tôm (hay còn gọi là mì ăn liền). Đó là một món ăn hợp với mọi lứa tuổi, có thể ăn bất kỳ thời gian nào, bất kỳ ở đâu, chỉ cần nước sôi hoặc thậm chí là ăn sống. Chính vì ăn một gói mì tôm vừa nhanh chóng làm no bụng, vừa rẻ tiền, lại có hương vị thơm ngon như vậy nên ít ai nghi ngờ về sự gây hại của nó.
Chúng ta ăn mì tôm khá thường xuyên nhưng chắc chắn rằng không phải ai cũng biết trong 1 gói mì tôm có chứa đến 190 calo, chiếm 50% tổng lượng calo mà mọi người cần nạp có trong một bữa ăn thông thường (nam là 400 – 600 calo và nữ là 300 – 500 calo).
Trên thực tế, mì tôm rất ít chất xơ, đạm và vitamin. Tuy nhiên, mì tôm lại chứa rất nhiều chất béo bão hòa (15 – 20%) do chủ yếu được chế biến bằng cách chiên qua dầu rồi sấy khô. Hơn nữa, những chất béo này thường là axit béo no và khó tiêu hóa, vì vậy mà chúng ta cũng chỉ nên ăn mì tôm thi thoảng chứ không nên ăn thường xuyên - theo PGS.TS Phan Thị Sửu, GĐ Trung tâm Kỹ thuật an toàn vệ sinh thực phẩm Hội khoa học An toàn thực phẩm Việt Nam.
Tuy mì tôm là loại thực phẩm dễ ăn nhưng không phải ai cũng ăn được, điển hình là những người đang có chế độ ăn ít Natri thì không nên ăn mì tôm, đơn giản là vì mì tôm có chứa hàm lượng Natri cực cao.
Lạm dụng mì tôm có thể gây nên những chuyển biến xấu cho cơ thể và gây ra một số loại bệnh không mong muốn, điển hình là gây béo phì. Ngoài ra có thể kể đến như:
Cơ thể nhanh bị lão hóa
Chất béo và mỡ có trong mì tôm làm gia tăng chất chống oxy hóa trong cơ thể, đồng thời làm giảm tốc độ quá trình oxy hóa tự nhiên. Điều này gây ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và khiến quá trình lão hóa của cơ thể diễn ra nhanh chóng.
Tổn hại hệ tiêu hóa
Mì tôm có chứa rất nhiều hương liệu và các chất phụ gia nên sẽ gây áp lực rất lớn cho dạ dày trong việc tiêu hóa. Vì vậy, người thường xuyên ăn mì tôm có thể gặp vấn đề về hệ tiêu hóa như rối loạn chức năng dạ dày, đầy hơi, đau dạ dày, biếng ăn ở trẻ...
Gây ung thư đại tràng
Ăn mì tôm trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể bị nóng trong, gây ra tình trạng táo bón, phân cứng và bị lưu trong đại tràng khiến tăng nguy cơ ung thư đại tràng.
Ăn mì tôm sống có gây béo không?
Mặc mì tôm có chứa nhiều carbohydrate và có thể khiến cơ thể tăng 33,7% chất béo và 10,7% lượng protein nhưng ăn mì tôm gây béo là hiểu lầm của rất nhiều người - theo thông tin từ Tạp chí Đẹp.
Để giải quyết thắc mắc “ăn mì tôm sống có béo không?” thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu những thông tin sau:
- Theo lý thuyết, nguyên liệu chính để làm mì tôm là từ bột mì – loại bột có chứa giá trị thành phần dinh dưỡng vừa phải, ít chất béo nhưng bởi quá trình chiên mì khi sản xuất nên sản phẩm đã có lượng chất béo tích tụ, vì vậy ăn mì tôm sẽ gây béo cho cơ thể. Hơn hết trong gia vị đi kèm chứa lượng lớn chất béo.
- Đồng thời việc ăn nhiều mì tôm có thể khiến cơ thể bạn bị nóng trong, cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng thiết yếu và điều này là không tốt cho sức khỏe.
- Có nhiều người chọn phương pháp ăn mì tôm để giảm cân – và đây cũng là một trong những suy nghĩ sai lầm. Việc sử dụng mì tôm liên tục trong khoảng thời gian dài sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, xanh xao và thiếu sức sống.
- Việc thường xuyên ăn mì ăn liền sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, bệnh tim, ung thư dạ dày và luôn là một gánh nặng cho thận.
- Đối với phụ nữ và trẻ me gái, ăn nhiều mì tôm không chỉ có hại cho da mà còn làm tăng hội chứng tiền kinh nguyệt, trẻ em bị dậy thì sớm.
Lưu ý
- Nếu như bạn ăn mì tôm sống chỉ từ 1 đến 2 lần trong 1 tháng thì điều này hoàn toàn an toàn, sức khỏe sẽ không bị ảnh hưởng tiêu cực. Hơn nữa, bạn cũng chỉ nên sử dụng mì tôm không quá quá 2 lần/tuần.
- Bạn không nên ăn mì tôm sống vào buổi tối vì mì tôm có chứa chất béo khó tiêu và thành phần năng lượng trong mì tôm cũng sẽ không được tiêu hóa nhanh chóng. Việc tích tụ chất béo và năng lượng khi bạn đi ngủ dần dần sẽ tạo thành mỡ thừa trong cơ thể và gây béo.
- Nếu bạn là người hay phải sử dụng mì tôm thường xuyên thì hãy luôn thực hiện phương pháp nấu chín mì tôm trước khi ăn (không dùng nước sôi để úp mì). Đồng thời hãy bổ sung thêm rau xanh, trứng, thịt... để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và chăm chỉ tập thể dục thể thao đều đặn.
Mì tôm – một món ăn tiện lợi, đơn giản và ngon miệng được nhiều người chọn lựa. Qua bài viết thì bạn cũng đã biết câu trả lời cho câu thắc mắc “ăn mì tôm sống có béo không?”. Trên thực tế là mì tôm sẽ gây béo nên bạn hãy sử dụng thật đúng cách để đem lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!