Ăn nhiều rau có thể giúp giảm ung thư vú?

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Hàng triệu phụ nữ trên thế giới đang dùng liệu pháp thay thế hoóc-môn (HRT) kết hợp estrogen, progestin để giảm chứng khó chịu ở giai đoạn mãn kinh.

Tuy nhiên, các nghiên cứu dự đoán rằng liệu pháp điều trị này có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú. Một nghiên cứu mới của Đại học Missouri - Columbia cho biết luteolin, một chất có trong các loại rau xanh, ví dụ như cần tây, có thể làm giảm bớt nguy cơ này. Nhóm các nhà khoa học này cho rằng luteolin có thể làm chậm quá trình tiến triển của các tế bào ung thư vú khi dùng liệu pháp thay thế hoóc-môn kết hợp estrogen tự nhiên và progestin tổng hợp.

Một nghiên cứu nữa được dẫn đầu bởi Salman Hyder, giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu sự tạo mạch khối u và giáo sư khoa học y sinh thuộc trường Đại học Veterinary Medicine và Trung tâm nghiên cứu tim mạch Dalton, vừa được công bố trong Springer Plus. Hyder giải thích rằng phần lớn các phụ nữ lớn tuổi thường có sẵn các sang thương lành tính trong mô tuyến vú, 'các sang thương này thường không tạo thành khối u nếu không có tác nhân kích thích - như progestin trong trường hợp này - chúng thu hút các mạch máu đến các tế bào, cung cấp dưỡng chất cho các sang thương và làm cho các sang thương này càng lan rộng ra'. Hyder đã chỉ ra rằng 'khi các tế bào ung thư vú phát triển, chúng giữ lấy các tế bào có đặc tính như tế bào thân, từ đó giúp chúng khó tiêu diệt hơn'.

Ăn nhiều rau có thể giúp giảm ung thư vú?

Chế độ ăn hợp lý giàu rau xanh và trái cây giúp chị em giảm nguy cơ ung thư vú (Ảnh minh họa: Internet)

Luteolin có thể giúp được gì?

Trong nghiên cứu, các tế bào ung thư vú được phơi nhiễm với luteolin in vitro ở các nồng độ khác nhau trong 24 hoặc 48 giờ. Kết quả là khả năng tồn tại của tế bào ung thư giảm một cách rõ rệt, trên cả hai yếu tố thời gian và nồng độ. Các mạch máu cung cấp dưỡng chất cho các tế bào ung thư giảm đáng kể, dẫn đến sự tiêu diệt các tế bào ung thư, đồng thời cũng giúp làm giảm các tế bào có đặc tính giống tế bào thân, là những tế bào thường thúc đẩy sự phát triển của tế bào ung thư. Để chứng minh kết quả này, Hyder đã sử dụng luteolin cho những con chuột ung thư vú trong phòng thí nghiệm và kết quả cho thấy sự hình thành mạch máu cũng như các đặc tính của tế bào thân đã giảm rõ rệt.Từ đó cho thấy luteolin có khả năng phòng ngừa hoặc ngăn cản sự phát triển của khối u bằng nhiều cách khác nhau.

Nhóm nghiên cứu hi vọng các nghiên cứu sâu hơn, nếu thành công, có thể đưa ra một loại thuốc mới có thể giúp điều trị một số kiểu ung thư vú nặng và khó điều trị. Thuốc có thể được sử dụng bằng cách tiêm trực tiếp vào mạch máu.

Đồng thời, Hyder kêu gọi phụ nữ hãy tiếp tục áp dụng chế độ ăn hợp lý giàu rau xanh và trái cây. Luteolin hiện diện trong các loại rau như húng tây, mùi tây (ngò rí), cần tây và bông cải xanh. 

Ung thư vú là một dạng ung thư thường gặp nhất, đứng sau ung thư da, và là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong số các bệnh có liên quan đến ung thư đối với phụ nữ Hoa Kỳ.

HRT cũng là một trong những phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi nhất ở Hoa Kỳ. Nếu một thuốc có tác dụng điều trị cao và không có tác dụng phụ nguy hiểm đe dọa tính mạng thì chắc chắn thuốc đó sẽ được lựa chọn sử dụng.

Đã từ lâu, sự hiện diện của gen BRCA đã được dự đoán là yếu tố nguy cơ cao gây ung thư vú. Một bài báo gần đây trên Medical News Today cảnh báo rằng rất ít phụ nữ được chẩn đoán mắc ung thư vú sau khi kiểm tra gen BRCA, bởi vì rất có thể đó không phải là yếu tố quyết định để chẩn đoán ung thư vú.

Trang Phạm (Hosrem.org.vn/Medical News Today)

(Nội dung do Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế kiểm duyệt)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!