Khi mang thai, do cơ thể có sự thay đổi về nội tiết tố nên mẹ bầu thường hay bị nổi mẩn ngứa, đặc biệt là ở chân. Điều này khiến mẹ vô cùng bất tiện và khó chịu, nếu không điều trị sẽ dẫn đến một số biến chứng về ngoài da. Trong bài này, Lily & WeCaresẽ giúp các mẹ tìm hiểu về hiện tượngbà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chânvà cách điều trị.
Vì sao bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân?
Có rất nhiều nguyên dân dẫn đến việc bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở trong thai kỳ. Nguyên nhân chính nhất là do sự thay đổi hormone khi mang thai cùng với sự lớn lên dần của tử cung do thai nhi phát triển đã khiến cho các vùng da trên cơ thể bị giãn, bị khô hơn và trở nên khó chịu, ngứa ngáy và có người còn bị phát ban ra ngoài.
Với những mẹ bầu có nốt mẩn ngứa ở chân là do những vết ngứa trên cơ thể lây lan xuống hoặc cũng có thể vào những tháng cuối của thai kỳ, máu sẽ dồn xuống chân của mẹ khiến chân mẹ to hơn, giãn nở ra, da bị khô nên dẫn đến hiện tượng mẩn ngứa. Cũng có thể do chân của mẹ đã tiếp xúc với thành phần hóa học nào đó mà không thích ứng được trong các sản phẩm gia dụng như: xà phòng, nước rửa chén bát, nước lau nhà, sữa tắm... nên đã mẩn ngứa để phản ứng lại.
Các nốt mẩn ngứa xuất hiện trên da chính là thể hiện cho việc cơ thể phản ứng miễn dịch. Khi bà bầu tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng thì cơ thể sẽ xảy ra phản ứng miễn dịch qua tế bào trung gian. Các chuỗi phản ứng này sẽ giải phóng ra histamie ở trong da khiến da phần chân của mẹ trở nên ngứa ngáy, mạnh hơn là mẩn đỏ. Hiện tượng này sẽ tự động hết sau khi mẹ sinh con và nó cũng không làm ảnh hưởng đến thai nhi.
Một nguyên ngân khác khiến bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân cũng có thể là do mẹ bị viêm nang lông, đến khi mang thai, do sự thay đổi về nội tiết trong cơ thể nên mẹ mới bị phát ra và ngứa. Những nốt mẩn khi bị viêm nang lông sẽ mẩn đỏ dần lên, nếu mẹ gãi nhiều sẽ bị bung ra và rỉ nước.
Nếu như những vết mẩn ngứa ở chân chỉ dừng ở mức thông thường, nhẹ nhàng thì mẹ không cần quan tâm quá nhiều vì nó sẽ không làm ảnh hưởng tới em bé. Thế nhưng, nếu nhưng vết ngứa quá nặng, có dấu hiệu bất thường thì có thể xác định đến những nguyên nhân bệnh lý. Trong đó, mẹ bầu khi bị khô da và ngứa do chứng ứ mật trong gan và nó đi kèm với các triệu chứng khác như: thèm ăn, buồn nôn, mệt mỏi, thậm chí là vàng da. Nếu có triệu chứng này, mẹ phải đến gặp bác sĩ khẩn cấp bởi nó có thể khiến mẹ bị sinh non, thai bị ngạt trong tử cung và mất máu nhiều khi sinh, tỷ lệ thai bị tử vong cao.
Bệnh này sẽ gây ra những cơn ngứa khó chịu ở chân mẹ bầu, khiến mẹ đi lại hay vận động gì cũng cảm thấy rất khó chịu. Đồng thời, nó cũng khiến chân mẹ bị mất thẩm mỹ, khi gãi quá nhiều sẽ gây chảy máu và làm ảnh hưởng tới mẹ, tới em bé.
Làm sao để xoa dịu cơn ngứa khi bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân
Để giảm các nốt mẩn ngứa ở chân, mẹ bầu cần theo dõi thật kỹ những cơn ngứa của mình để tránh rơi vào trường hợp nguy hiểm. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên tiến hành thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị cho dứt hẳn.
Nếu như mẩn ngứa ở chân không phải do trường hợp nguy hiểm thì chị em có thể yên tâm, chỉ cần điều trị giảm ngứa vằng cách bôi những loại kem đặc trị được kê theo toa của bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ sản khoa là được.
Lưu ý khi sử dụng sữa tắm cho trẻ sơ sinh
Các bệnh về da thường gặp khi mang thai
Biện pháp phòng tránh các bệnh về da thường gặp khi mang thai
Trẻ bị viêm da cơ địa mẹ nên làm gì?
Địa chỉ uy tín khám da liễu cho trẻ sơ sinh ở TPHCM
1
Bên cạnh đó, mẹ cần thực hiện chế độ ăn nhiều ranh xanh và trái cây để tăng lượng vitamin cho cơ thể. Chị em nên hạn chế ăn những đồ cay, nóng như: ớt, tỏi, hẹ,... và uống nhiều nước, thường xuyên vận động nhẹ nhàng để giúp máu được lưu thông tốt. Không nên gãi mạnh ở những chỗ ngứa bởi càng gãi thì lại càng khiến lớp da chỗ đó bị kích thích, gây ngứa ngáy hơn và chị em đặc biệt không được tự ý dùng thuốc nếu như chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Để giảm nổi mẩn ngứa ở chân, chị em nên mặc quần áo thoáng, hút mồ hôi và thường xuyên thay quần áo trong ngày. Mỗi lần thay nên tranh thủ tắm rửa, dùng khăn bông sạch để lau người. Mẹ không nên tắm bằng nước nóng hoặc sữa tắm sẽ khiến cho da dễ bị khô và mẩn ngứa nhiều hơn.
Khi bà bầu bị nổi mẩn ngứa ở chân cũng không nên quá lo lắng, thường xuyên chăm sóc cho da chân bằng cách ngâm chân mỗi tối trước khi đi ngủ với nước muối pha loãng hoặc nước chè xanh, nước lá trầu. Chị em cũng nên tới gặp bác sĩ để thăm khám, từ đó tìm ra cho mình cách điều trị hiệu quả nhất, tránh để nó lây lan gây khó chịu cho bản thân.
>>>Xem thêm:Mẹ bầu ngứa bụng khi mang thai có nên gãi?
>>>Xem thêm:Triệu chứng ngứa khi mang thai có nguy hiểm không?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!