Khi điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng thì một phương pháp không thể thiếu là sử dụng các bài tập trị liệu chuyên biệt. Dưới đây là những bài tập được chuyên gia vật lý trị liệu khuyên bệnh nhân nên áp dụng hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả cao nhất, tránh biến chứng do bệnh gây nên.
Thoát vị đĩa đệm là gì?
Bình thường, cơ thể người chúng ta gồm có 24 đốt sống có thể cử động được (từ phía cổ cho đến thắt lưng); ở giữa vùng các khoang đốt sống chính là đĩa đệm.
Đĩa đệm thì có hình dạng cấu trúc ở dạng thớ sợi chắc, xếp theo hình vòng đồng tâm và có chứa nhân keo. Nó mang đến tác dụng làm cho cột sống của cơ thể có thể cử động được uyển chuyển, làm bộ phận giảm sóc của cả cơ thể.
Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng mà đĩa đệm bị dịch chuyển ra ngoài vị trí ở bên trong đốt sống, thông thường xảy ra ở sau các tác nhân sang chấn hoặc là ở trên nền của đĩa đệm bị thoái hóa, nứt rách, và ở trên lâm sàng thì thường biểu hiện bằng chứng đau về thần kinh. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của cột sống, nhưng thường là thoát vị đĩa đệm ở vị trí thấp của lưng, trường hợp này thì sẽ gây ra chứng đau thắt lưng. Khi thoát vị đĩa đệm có đè ép vào phần rễ dây thần kinh tọa thì sẽ bị gây ra chứng đau thắt lưng, lan xuống chân. Khi bị thoát vị ở vị trí cổ thì sẽ gây ra đau cổ gáy. Thoát vị cũng có thể không được nhận biết khi nó không có bất cứ một triệu chứng nào, vì nó không đè nén vào rễ dây thần kinh.
5 Bài tập hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả
Sau khi trải qua các cơn đau cấp, bệnh nhân cần phải thực hiện một số bài tập điều trị thoát vị đĩa đệm thắt lưng nhằm thúc đẩy đĩa đệm về với vị trí ban đầu. Kết hợp với việc luyện tập để giúp cho các cơ, hệ xương cột sống được dẻo dai hơn. Bên cạnh những bài thuốc đặc trị, thì việc sử dụng các phương pháp tập luyện, vận động đúng cách cũng chính là một yếu tố không thể thiếu nhằm đẩy lùi được bệnh.
Dưới đây là 5 bài tập giúp hỗ trợ điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm hiệu quả.
Bài tập thứ nhất
Sau khi thức dậy vào buổi sáng, những người bị thoát vị đĩa đệm vùng thắt lưng thì nên tập luyện bài tập này, vị trí là nằm sấp. Ở vị trí này thì phần thắt lưng sẽ cong lên một cách tự nhiên như là đường cong của cột sống. Chú ý rằng cong ở phần lưng và ưỡn lên về trước ở phần thắt lưng.
Tác dụng của bài tập: đẩy các đĩa đệm trở về phía trước, vào đúng tại vị trí ở giữa các đốt sống.
Bài tập thứ hai
Nằm sấp người và nâng phần thân trước lên, giữ cho khuỷu tay được vuông góc với mặt đất. Mỗi lần thực hiện nâng thân lên như vậy thì giữ nguyên trong khoảng 5 giây, nâng người một cách từ từ khoảng 6 đến 8 lần. Người bệnh có thể luyện tập cách nhau khoảng 2 tiếng trong suốt cả một ngày.
Nếu như cơn đau đã giảm đi, không còn bị đau ở chân nữa mà chỉ ở phần hông thì đó chính là một dấu hiệu của sự thành công rồi. Thậm chí, ngay kể cả những cơn đau ở lưng mà nặng lên nhưng lại giảm đi ở chân thì cũng là một dấu hiệu cho thấy sự tiến bộ từ bài tập. Còn nếu trong trường hợp mà cả đùi, chân đều đau nặng hơn thì cần phải dừng bài tập lại ngay lập tức.
Bài tập thứ ba
Người bệnh nằm sấp, chống hai tay ở dưới vai. Nâng phần thân trước lên cao hết mức có thể được, cho đến khi nào cẳng tay có thể duỗi thẳng được ra. Từ phần hông trở xuống thì đặt một cách thoải mái ở trên sàn. Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 5 giây, nâng người như vậy khoảng từ 6 đến 8 lần. Có thể luyện bài tập điều trị bệnh thoát vị đĩa đệm này nhiều lần trong một ngày, mỗi lần tập có thể cách nhau 2 tiếng.
10 triệu chứng bệnh thận ở nam giới
Làm sao để giảm đau lưng khi mang thai một cách hiệu quả?
Dấu hiệu ung thư thận không nên bỏ qua
Tự làm bia gừng tại nhà để phòng chống ung thư và viêm khớp
10 dấu hiệu chị em cần biết để sớm phát hiện ung thư phụ khoa
Bài tập thứ tư
Bệnh nhan quỳ ở trên sàn nhà, chống hai tay xuống đất, độ rộng của hai tay thì ngang bằng với vai. Hít vào rồi ép bụng cong xuống dưới, nhìn lên trần nhà khoảng 2 giây. Thở ra và cúi xuống, cong lưng lên đến mức giới hạn chịu đựng của bạn, không nên để đau quá.
Bài tập thứ năm
Bệnh nhân thực hiện tư thế quỳ gối, chống cả 2 tay xuống nệm, tay bên phải thì giơ thẳng về phía đằng trước, kết hợp với chân trái duỗi ra đằng sau, giữ nguyên trong vòng 10 giây rồi lại đổi bên. Lặp lại như vậy 15 lần.
Mặc dù 5 bài tập trên được lập ra để phù hợp với đa phần những người bị bệnh thoát vị đĩa đệm, nhưng không phải tất cả trường hợp nào cũng đúng. Nếu như bạn thấy trong khi đang tập mà cơn đau bị tăng lên, bệnh tình nghiêm trọng hơn thì nên nghỉ 1 hoặc 2 hôm; nếu vẫn không thuyên giảm thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!