Rất ít người biết rằng chuối hột- loại quả dân dã ít người thích ăn lại có tác dụng đánh tạn bệnh sỏi thận, ngoài ra còn có những công dụng tuyệt vời với những căn bệnh khác như tiểu đường, tâm nhiệt,...
Những triệu chứng của bệnh sỏi thận
Các cơn đau: Người bị sỏi thận có thể đau dữ dội, đau thường khởi phát từ các điểm như niệu quản, lan dọc theo đường đi của niệu quản dần xuống phía gò mu, cũng có khi đau xuyên cả ra hông, lưng, cũng có khi buồn nôn và nôn. Ngoài ra người bị sỏi thận cũng có thể bị đau âm ỉ, thường gặp ở những trường hợp sỏi vừa và thậm chí lớn nhưng lại nằm ở vị trí bể thận.
Đi tiểu ra máu: Là biến chứng thường gặp của bệnh sỏi thận - tiết niệu, nhất là khi viên sỏi đang di chuyển bên trong niệu quản gây đau kèm đi tiểu ra máu.
Tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu mủ: Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn tiết niệu dễ gặp những triệu chứng này, nó tái phát nhiều lần, thậm chí có thể tiểu ra sỏi.
Sốt cao: Người bị bệnh sỏi thận mà sốt cao, rét run kèm theo triệu chứng đau hông, lưng, đi tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu có mủ là dấu hiệu của viêm thận, bể thận cấp.
Các dấu hiệu tắc nghẽn đường niệu khác: Tiểu tắc từng lúc hoặc tắc hoàn toàn.
Đánh tan bệnh sỏi thận bằng chuối hột
Cách làm:
Thái mỏng 7 - 8 quả chuối hột, sau đó đem sao vàng, hạ thổ vài ngày. Sau hạ thổi, đem chuối đi sắc, uống 3 - 4 bát mỗi ngày vào lúc no bụng. Có thể cho vào ấm hãm nước sôi giống như pha trà, ngày uống 3 - 4 lần. Mỗi lần sắc hoặc hãm như vậy người bệnh chỉ cần một vốc tay lát chuối đã sao. Lưu ý, những người bị đau dạ dày không uống nước sắc chuối hột quá đặc, mà cần pha loãng, chia ra uống làm nhiều lần trong ngày.
Các nguyên tắc trong ăn uống đối với người bị bệnh sỏi thận
Uống đủ nước
Khoáng chất từ các loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày như canxi, oxylate, phosphate hoặc axít uric sẽ kết tinh lại khi không có đủ nước trong cơ thể để pha loãng chúng. Vì thế bệnh nhân có tiền sử sỏi thận cần phải tiêu thụ khoảng 2,5 đến 3 lít nước một ngày. Nước tiểu có màu sẫm là một dấu hiệu của sự mất nước. Đặc biệt, vào mùa hè người bệnh cần uống nước nhiều hơn vì cơ thể sẽ bị mất nước nhiều hơn khi đổ mồ hôi.
Hạn chế ăn mặn
Người Việt thường tiêu thụ quá nhiều muối ăn hàng ngày. Mức natri cần thiết chỉ là 2.300 mg/ngày, nhưng đa số chúng ta lại ăn đến 5.000 mg/ngày. Chế độ ăn mặn có thể tăng nguy cơ gây bệnh sỏi thận vì nó làm tăng lượng canxi trong nước tiểu.
Nếu bị sỏi thận, hãy cắt giảm lượng muối xuống hơn 1.500 mg/ngày bằng cách loại bỏ những loại thực phẩm chế biến sẵn và tránh sử dụng muối quá nhiều ăn trong bữa ăn.
Sỏi thận có ảnh hưởng đến sinh sản không?
Đánh tan sỏi thận siêu tốc bằng quả dứa
Viên uống canxi cho người già
7 mẹo dân gian trị ho cho trẻ ngay tức thì
Tự chữa khỏi bệnh đau dạ dày hiệu quả bằng bài thuốc dễ kiếm
Bổ sung canxi
Một trong những sai lầm lớn nhất là cho rằng uống quá nhiều sữa, pho mát và kem sẽ gây ra sỏi thận. Mặc dù sỏi thận gây ra đúng là do lắng đọng canxi nhưng bạn không nên loại bỏ canxi ở trong chế độ ăn uống hàng ngày. Bởi theo các chuyên gia, thiếu canxi không chỉ tăng nguy cơ gây sỏi thận mà còn có tác động tiêu cực đến sức khỏe của bạn.
Theo khuyến cáo của Viện Y tế quốc gia Mỹ, người trưởng thành khỏe mạnh cần 1.000 mg đến 1.300 mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu như bạn bị sỏi thận, bác sĩ có thể đề nghị bạn sử dụng một lượng canxi thấp hơn mỗi ngày, khoảng 800 mg.
Giảm các thức ăn chứa nhiều protein
Ăn nhiều protein động vật như thịt đỏ, thịt gia cầm và trứng có thể làm tăng lượng axít uric trong cơ thể, gây ra sỏi thận. Những thực phẩm này cũng sẽ làm giảm mức độ citrate- một hóa chất trong nước tiểu giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận.
Vì thế nếu bị bệnh sỏi thận, hạn chế khẩu phần ăn thịt. Điều này sẽ giúp bạn tránh sỏi thận và đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!