Bạn đã hiểu hết về sốt thương hàn chưa?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 04/26/2024

Sốt thương hàn là căn bệnh nguy hiểm và để lại nhiều biến chứng. Bạn cần hiểu về bệnh để hạn chế nguy cơ mắc bệnh và chăm sóc khi bị bệnh.

Sốt thương hàn (typhoid fever) là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng gây ra bởi vi khuẩn Salmonella Typhi. Ngoài ra, còn một dạng bệnh tương tự nhưng ít nguy hiểm hơn, đó là sốt phó thương hàn (paratyphoid) do vi khuẩn Salmonella Parathyphi gây ra. Vi khuẩn gây sốt thương hàn có thể lây lan qua đường ăn uống khi ăn chung với người bệnh.

Dấu hiệu và triệu chứng của sốt thương hàn là gì?

Khi mắc thương hàn, bạn có thể có một số triệu chứng sau:

  • Người mắc bệnh sốt thương hàn thường bị sốt cao từ 39oC đến 40oC;
  • Người bệnh thường thấy không khỏe, đau bụng, nhức đầu hay mất vị giác khi ăn;
  • Trong một vài trường hợp, bệnh nhân thường nổi phát ban đỏ nhỏ.

Cách duy nhất để biết chắc chắn liệu bạn có đang mắc bệnh sốt thương hàn hay không là thực hiện vài xét nghiệm máu hay xét nghiệm phân để kiểm tra sự xuất hiện của vi khuẩn Salmonella Typhi.

Bạn phải làm gì trước tiên?

Nếu bạn bị sốt cao hay thấy không khỏe, hãy liên lạc gấp với bác sĩ.

Sốt thương hàn có thể được điều trị cùng với kháng sinh. Sức chống cự lại nhiều loại kháng sinh tăng dần trong vi khuẩn Salmonella gây ra sốt thương hàn.

Sự suy giảm mẫn cảm với fluoroquinolones (ví dụ như ciprofloxacin) và sự xuất hiện của thuốc kháng cự có thể gây ra biến chứng khi điều trị sự lây nhiễm, đặc biệt là những loại thuốc sản xuất từ Nam Á.

Thực hiện kiểm tra mức mẫn cảm kháng sinh sẽ giúp đưa ra phương pháp trị liệu thích hợp. Việc lựa chọn trị liệu kháng sinh bao gồm fluoroquinolones (đối với những trường hợp lây nhiễm mẫn cảm), ceftriaxone và azithromycin. Bệnh nhân không được điều trị sẽ kéo dài cơn sốt trong nhiều tuần hay tháng sau đó, và khoảng 20% người đã tử vong do biến chứng của sự lây nhiễm.

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu bạn sốt cao hay có những triệu chứng của sốt thương hàn kể trên.

Làm thế nào để tránh sốt thương hàn?

Nếu bạn muốn ngăn ngừa sốt thương hàn, nhất là khi đi du lịch – một trong những thời điểm dễ mắc sốt thương hàn nhất, bạn nên cân nhắc việc tiêm ngừa vắc xin kháng thương hàn.Hãy liên lạc với bác sĩ hay văn phòng y tế du lịch để trao đổi thêm về những lựa chọn tiêm ngừa.

Lưu ý rằng bạn cần kết thúc tiêm ngừa trong ít nhất 1 hay 2 tuần (tùy vào loại vắc xin tiêm ngừa) trước khi đi du lịch để vắc xin có thể phát huy tác dụng. Vắc xin thương hàn sẽ mất tác dụng trong vài năm sau khi tiêm ngừa. Hãy kiểm tra với bác sĩ nếu đã đến lúc tiêm ngừa bổ sung. Việc uống thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng điều trị tạm thời chứ không giúp ngăn ngừa sốt thương hàn.

Một vài trường hợp không nên tiêm ngừa vắc xin thương hàn:

  • Không phản ứng với vắc xin thương hàn;
  • Vắc xin không nên tiêm ngừa cho trẻ nhỏ hơn 2 tuổi;
  • Những ai có phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm ngừa trước đó thì không nên tiêm ngừa lại lần nữa;
  • Những ai dị ứng nghiêm trọng với thành phần của vắc xin thì không nên tiêm ngừa. Hãy báo ngay với bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng này;
  •  Những ai cảm thấy không khỏe hay bệnh cảm nặng vào thời điểm tiêm ngừa thì nên hẹn lại cho tới khi hồi sức trước khi tiêm ngừa;
  • Những người có hệ miễn nhiễm suy giảm cũng không nên uống loại vắc xin này. Thay vào đó, họ nên chọn biện pháp tiêm ngừa. Những trường hợp này thường bao gồm:
    • Người mắc bệnh HIV/AIDS hay những căn bệnh ảnh hưởng tới hệ miễn nhiễm;
    • Người đang dùng thuốc có ảnh hưởng tới hệ miễn nhiễm, như steroids, trong 2 tuần hoặc lâu hơn;
    • Người mắc bệnh ung thư;
    •  Người đang điều trị ung thư với tia phóng xạ hay thuốc;
    • Hãy liên hệ với bác sĩ để cập nhật thêm thông tin.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!