Bạn loay hoay không biết vì sao mình bị đau vai?

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Nguyên nhân gây đau vai có thể bao gồm trật khớp, gãy xương hoặc do bạn gặp phải một vấn đề hay căn bệnh nào đó như đau tim hoặc chấn thương tủy sống.

Bả vai của bạn là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện chuỗi các cử động linh hoạt và có góc độ rộng. Khi vai của bạn bị trật hoặc gặp một vấn đề nào đó, khả năng cử động tự do của vai sẽ bị hạn chế đồng thời nó có thể gây ra các cơn đau và khó chịu. Vậy nguyên nhân gây đau vai là do đâu?

Càng tiến sâu về độ tuổi lão hóa thì bạn càng có nguy cơ mắc các vấn đề về bả vai như trật khớp vai hay cứng khớp vai,… Chứng đau nhức vai đặc biệt phổ biến khi bạn trên 60 tuổi. Tình trạng này xảy ra là do các mô mềm xung quanh vai có chiều hướng bắt đầu thoái hóa theo quá trình lão hóa.

Cấu tạo khớp vai như thế nào?

Vai là một khớp cầu và gồm ba xương chính cấu tạo thành: xương cánh tay, xương đòn và xương bả vai. Những xương này đều được lót bằng một lớp sụn. Ngoài ra, vai còn có 2 khớp chính là khớp ức đòn và khớp cùng đòn. Khớp cùng đòn là khớp nằm giữa phần cao nhất của xương bả vai và xương đòn. Khớp ức đòn (khớp cánh tay) được hình thành từ đỉnh xương cánh tay (đầu xương nơi có hình tròn) và cạnh ngoài của xương đòn. Khớp này còn được gọi là khớp vai.

Khớp vai là khớp có cử động mang tính linh hoạt cao nhất của cơ thể. Không chỉ có thể cử động về phía trước mà khớp vai còn có thể cử động ngược về sau. Khớp vai cho phép cánh tay di chuyển theo vòng tròn, cử động lên xuống và cơ thể.

Nguyên nhân gây đau vai

Có một số tác nhân và bệnh lý góp phần gây ra cơn đau nhức ở vai. Nguyên nhân thường gặp nhất chính là chứng viêm gân cơ xoay bả vai (hội chứng Rotator Cuff). Đây là một tình trạng bệnh đặc trưng bởi chứng các sợi gân bị viêm nhiễm. Một nguyên nhân phổ biến khác của cơn đau vai là một hội chứng chèn ép – tình trạng xảy ra khi các cơ xoay bả vai va đập dẫn đến chèn vào giữa khớp cùng đòn (phần đỉnh xương bả vai) và đỉnh xương đòn.

Đôi khi cơn đau vai chính là kết quả của một dạng chấn thương một bộ phận khác trong cơ thể – thường là cổ hoặc cơ hai đầu. Tình trạng này còn được gọi là đau xuất chiếu (đau ở vị trí khác với nơi bị chấn thương). Thông thường, cơn đau xuất chiếu sẽ không trở nặng nếu bạn biết tiết chế không cử động vai quá nhiều.

Các nguyên nhân khác gây ra cơn đau nhói ở bả vai có thể bao gồm các tình trạng sau:

  • Một số dạng viêm khớp, rách lớp sụn hoặc rách cơ xoay vai;
  • Tình trạng sưng túi hoạt dịch (có tác dụng bảo vệ vai) hoặc dây chằng;
  • Ở một số trường hợp, người bệnh phát triển bệnh gai xương – tình trạng xương mọc bất thường dọc theo các cạnh của xương;
  • Dây thần kinh ở cổ hoặc vai bị chèn ép;
  • Gãy xương vai hoặc cánh tay;
  • Ngoài ra, tình trạng vai bị cứng đơ xảy ra khi gân, dây chằng, các cơ bắp trở nên cứng lại, dẫn đến gây khó khăn hoặc cản trở trong cử động;
  • Trật khớp vai là tình trạng đầu xương cánh tay bị trật ra khỏi khớp cầu vai. Một chấn thương do cử động vai quá nhiều hoặc lạm dụng là nguyên nhân gây tình trạng này;
  • Các bệnh lý nghiêm trọng như chấn thương tủy sống hoặc đau tim cũng có thể dẫn đến cơn đau vai.

Điều trị đau vai

Trong nhiều trường hợp, bạn có thể tự điều trị chứng đau vai ngay tại nhà. Tuy nhiên, hãy lưu ý là quá trình vật lý trị liệu, thuốc men hoặc thậm chí là phẫu thuật đôi khi cũng cần thiết để có thể cải thiện tình trạng cơn đau. Nếu bạn cảm thấy mình đang bị đau vai kéo dài hoặc đau bất thường không rõ nguyên nhân, hãy đi khám bác sĩ ngay để được điều trị.

Đau vai là chứng bệnh thường gặp và có ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của bạn. Hiểu rõ các nguyên nhân gây đau vai để có liệu pháp điều trị hợp lý và kịp thời, bạn nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Triệu chứng và trị liệu dành cho đau vai gáy mà bạn nên biết
  • 4 điều bạn cần biết về điều trị đau vai bằng sóng xung kích
  • Những bệnh ở cổ gây ra đau vai mà bạn không ngờ tới

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!