Bạn nên biết: Không phải thực phẩm nào ở siêu thị cũng an toàn

Ung Thư - 11/24/2024

Gần đây, những thông tin liên tiếp về thực phẩm bẩn, thực phẩm không đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Vì lo lắng tới sức khỏe của bản thân và gia đình, nhiều người đã chọn cách mua thực phẩm tại những gian hàng "thực phẩm sạch" của siêu thị. Tuy nhiên, ngay cả những siêu thị kiểm soát tốt nhất vẫn lọt lưới không ít thực phẩm có dư lượng hóa chất độc hại ở khâu thu mua và bảo quản.

Gần đây, những thông tin liên tiếp về thực phẩm bẩn, thực phẩm không đạt chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đã gây tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng. Vì lo lắng tới sức khỏe của bản thân và gia đình, nhiều người đã chọn cách mua thực phẩm tại những gian hàng "thực phẩm sạch" của siêu thị. Tuy nhiên, ngay cả những siêu thị kiểm soát tốt nhất vẫn lọt lưới không ít thực phẩm có dư lượng hóa chất độc hại ở khâu thu mua và bảo quản.

Thực phẩm “an toàn” chưa chắc đã “sạch”

Bạn nên biết: Không phải thực phẩm nào ở siêu thị cũng an toàn

Thực phẩm được gắn mác “an toàn” tức là thực phẩm có phun thuốc nhưng phun thuốc theo "quy định".

Thực phẩm được gắn mác “an toàn” tức là thực phẩm có phun thuốc nhưng phun thuốc theo "quy định". Như vậy, trong các thực phẩm được bày bán ở siêu thị hoàn toàn có thể tồn dư thuốc trừ sâu trong rau hoặc chất tạo nạc trong thịt lợn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu người bình thường ăn phải thực phẩm nhiễm hóa chất phụ gia quá nhiều trong thời gian dài, cơ thể sẽ tồn dư các chất kích thích, dẫn đến các bệnh nguy hiểm như suy gan, suy thận, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, nguy hiểm hơn nữa là nguy cơ ung thư và tổn thương tế bào não.

Siêu thị cũng chưa chắc đã biết nguồn gốc thật sự của thực phẩm

Siêu thị là nơi mà rất đông người tiêu dùng gửi gắm niềm tin. Tuy nhiên, việc quản lý an toàn thực phẩm với rau, củ, quả và thịt tươi sống tại các siêu thị vẫn gặp rất nhiều khó khăn do nguồn cung cũng như quá trình sản xuất không được đảm bảo. Kể cả khi có giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, việc kiếm được tờ giấy như thế không phải là quá khó đối với các cơ sở cung cấp thực phẩm cho siêu thị.

Trong nhiều trường hợp, nhà cung cấp đã lợi dụng việc được cấp giấy phép, giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất rau an toàn để thu gom các loại rau không an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ và chất lượng để cung ứng cho hệ thống siêu thị.


Bạn nên biết: Không phải thực phẩm nào ở siêu thị cũng an toàn

Nhà cung cấp có thể lợi dụng việc được cấp giấy phép rau an toàn để thu gom các loại rau không rõ nguồn gốc xuất xứ và chất lượng để cung ứng cho siêu thị.


Khi nhập hàng thì phía siêu thị chọn mẫu bằng cách test nhanh để phát hiện ra dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm. Còn quá trình kiểm nghiệm xem thực phẩm có hóa chất khác hay không thì các siêu thị chưa làm được, vì chi phí quá cao lên tới 25 triệu đồng 1 mẫu chưa tính tới việc kiểm nghiệm từng sản phẩm. Cứ như vậy, thực phẩm bẩn đã được tuồn vào siêu thị mà người tiêu dùng không hề hay biết.

Thực tế là, nước ta vẫn chỉ quản lý chất lượng hàng hóa từ ngọn, chưa giải quyết triệt để từ gốc. Mức xử phạt vi phạm đối với các siêu thị cũng còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Phạt một vài triệu, thậm chí 10 triệu đồng không thấm tháp gì so với doanh thu một ngày của một siêu thị.

Không những thế, hầu như không thấy các Sở Công Thương kiểm tra chất lượng thực phẩm bày bán trong các siêu thị như đã được quy đinh. Chính vì vậy, vấn đề an toàn thực phẩm trong siêu thị vẫn còn tùy thuộc rất nhiều vào lương tâm và đạo đức của các nhà cung cấp.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!