Chi cho an toàn thực phẩm ít
Bà Nguyễn Thị Hải Hà phòng kiểm soát ngộ độc thực phẩm và thông tin truyền thông Cục An toàn thực phẩm Bộ Y tế Năm 2017, theo ghi nhận có tới 65 vụ ngộ độc thực phẩm làm 16 người chết, đi viện 1391 người.
Bà Hà cho biết hiện nay người tiêu dùng còn dễ dãi trong việc lựa chọn thực phẩm, một vài nơi còn có truyền thống ăn các món ăn tái, sống cũng là yếu tố khiến số ca ngộ độc thực phẩm có nguy cơ tăng lên.
Trong khi đó, nước ta có kinh phí đầu tư cho an toàn thực phẩm quá thấp, so với Thái Lan, họ chi cho an toàn thực phẩm là 20 nghìn đồng/người/năm.
Trong khi ở nước ta, con số này chỉ có 780 đồng/người/năm giai đoạn 2000 – 2005, từ 2006 được 3000 đồng/người/năm còn trong giai đoạn mục tiêu quốc gia vốn được phê duyệt là hơn 4 nghìn tỷ đồng nhưng chỉ được cấp hơn 1000 tỷ đồng bằng 27 % so với số tiền vốn phê duyệt.
Mỗi năm có hàng nghìn người nhập viện do ngộ độc thực phẩm
Trong khi đó, tình trạng ô nhiễm môi trường, quy mô sản xuất, chế biến thực phẩm, trồng trọt, chăn nuôi chủ yếu là cá thể, hộ gia đình, thủ công.
Trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm còn ảnh hưởng bởi mục tiêu kinh doanh chỉ vì lợi nhuận, nhận thức, thực hành và trách nhiệm của người tiêu dùng chưa con còn nhiều thói quen không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Theo bà Hà, qua đánh giá và giám sát nguy cơ ô nhiễm thực phẩm thì con người vừa là nguyên nhân chính vừa là nạn nhân trong vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nguy cơ ô nhiễm thực phẩm từ nhiều nguồn từ giống cây, con, thức ăn phân bón, sơ chế, giết mổ, chế biến, vận chuyển, bảo quản đến khâu bày bán tất cả tạo thành một vòng tròn bao quanh thực phẩm và có thể khiến thực phẩm trở nên không an toàn.
Đối với người sử dụng, việc chế biến cũng là nguyên nhân khiến gia tăng nguy cơ an toàn thực phẩm. Bà Hà khuyến cáo người dân nên có thói quen thực hành vệ sinh cá nhận như cần rửa tay khi đi vệ sinh, xử lý thực phẩm tươi sống, rửa tay khi hắt hơi, ho hoặc sử dụng khăn mùi xoa, lau chùi bát đĩa bẩn, dọn rác, xử lý hoá chất, nhai kẹo cao su….
Theo nghiên cứu của Cục An toàn thực phẩm, người dân khi chế biến thực phẩm còn chưa chú ý và họ coi đó là thói quen ăn uống, cách thưởng thức món ăn. Một con số giật mình đó là tỷ lệ bốc thức ăn bằng tay lên tới 67,3 %, tỷ lệ không rửa tay khi ăn là 46,1 %, tỷ lệ móng tay dài 22,5 %, tỷ lệ nhổ nước bọt, xỉ mũi 26,7 %, không đeo khẩu trang lên tới 95 %.
Bà Hà đưa ra nguyên tắc để bảo quản thực phẩm đó là dụng cụ chứa thực phẩm chín, sống phải riêng biệt, thức ăn phải được bảo quản tránh bụi, ruồi và giữ ở nhiệt đột nhất định. Thời gian sau khi nấu xong đến khi ăn không để quá 2h.
Bởi vì, thực phẩm sau khi được nấu chín sẽ mất dần chất dinh dưỡng theo thời gian. Sau một thời gian nhất đinh khi để ngoài môi trường, thức ăn sẽ bị nhiễm khuẩn và biến chất. Vì vậy, nên ăn ngay sau khi chế biến để đảm bảo sức khỏe và giúp hạn chế nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
5 chìa khóa để có thực phẩm an toàn
Thông điệp bà Hà muốn gửi tới các bà nội trợ đó là 5 chìa khoá để có thực phẩm an toàn:
Thứ nhất: Giữ vệ sinh phải rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, cắt móng tay, bỏ thói quen lấy xỉ mũi… tay đụng chạm với hàng loạt những thực phẩm khác nhau nên tích tụ một lượng lớn vi khuẩn, vì vậy nên giữ cho tay sạch sẽ và thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Nhất là sau khi chế biến thực phẩm sống nên rửa tay trong vòng ít nhất 20 giây.
Thực phẩm bẩn con người vừa là nguyên nhân vừa là nạn nhân
Dùng riêng thớt cho thực phẩm sống và chín. Các bà nội trợ cũng nên chú ý rửa sạch thớt sau khi chế biến thịt. Chỉ nên dùng thớt sạch để chế biến các loại rau củ.
Thứ hai: Để riêng thực phẩm sống và chín, thực phẩm cũ và mới. Trước khi bảo quản thức ăn thừa, nên nấu lại ở nhiệt độ cao, ít nhất là trên 75 độ để loại bỏ hết vi khuẩn. Chú ý nên để riêng từng loại thực phẩm và bảo quản bằng hộp đựng có nắp hay dùng màng bọc thực phẩm để tách riêng từng loại trước khi cho vào tủ lạnh.
Thứ ba: Nấu và chế biến thực phẩm đúng cách. Nhiều người có thói quen thái rau trước khi rửa. Thói quen này sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn có cơ hội hoạt động và lây nhiễm trực tiếp vào rau.
Thứ tư: Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ an toàn. Khi bảo quản thực phẩm với thực phẩm thông thường để ở nhiệt độ 8 độ C, sữa 4 độ C, thịt tươi 3 độ C, thịt, cá đông lạnh để ở -18 độ C.
Thứ năm: Sử dụng nước sạch và nguyên liệu an toàn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!