Chẳng hạn như màu sắc của da có thể dự báo bệnh về gan, mật hay sức khỏe răng miệng có thể kết nối với các bệnh lý đã mắc mà bản thân bạn chưa biết hoặc sẽ mắc phải trong tương lai.
Bệnh tiểu đường tuýp 2
Theo một nghiên cứu vào tháng 2/2017 tại Mỹ, bệnh nướu nghiêm trọng hay còn gọi là bệnh nha chu có thể là một dấu hiệu sớm của bệnh đái tháo đường tuýp 2. Các nhà nghiên cứu đã khảo sát trên 300 người lớn trong độ tuổi trung niên và phát hiện những người bị bệnh nướu nghiêm trọng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn vì họ dễ bị thừa cân với chỉ số BMI trung bình 27 hoặc cao hơn. Theo Viện hàn lâm nha khoa Hoa Kỳ, sở dĩ có hiện tượng này là do những người bị bệnh tiểu đường dễ bị nhiễm trùng hơn so với những người khác.Hình ảnh mô phỏng vi khuẩn bám ở răng lợi
Hình ảnh mô phỏng vi khuẩn bám ở răng lợi
Có thể có thai
Nếu tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn khỏe mạnh nhưng đột nhiên bạn nhận ra rằng nướu bị viêm và chảy máu, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy bạn có thai. Theo Hiệp hội mang thai Hoa Kỳ, viêm nướu thường xảy ra trong thai kỳ vì những thay đổi về hormon làm tăng lưu lượng máu lên mô nướu, làm cho nướu nhạy cảm và sưng lên. Hơn nữa, những hormon mới này có thể cản trở cơ thể chống lại vi khuẩn gây tăng nguy cơ mắc mảng bám.
Có thể bị bệnh Alzheimer
Theo một nghiên cứu vào tháng 7/2013 tại Mỹ, những người thường xuyên vệ sinh răng miệng không sạch sẽ hoặc mắc bệnh nướu răng có thể có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn do răng miệng chứa nhiều vi khuẩn Porphyromonas gingivalis có liên quan đến bệnh nha chu hơn. Tuy nhiên, Hiệp hội bệnh Alzheimer cũng chỉ ra rằng, bệnh nướu răng không gây ra chứng sa sút trí tuệ và nhiều khả năng Alzheimer khiến người ta quên chăm sóc răng, gây nên tình trạng viêm nướu.
Cơ thể thiếu vitamin
Suy dinh dưỡng và sức khỏe răng miệng kém có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Một phân tích tháng 1/2013 tại Hoa Kỳ cho thấy, nếu không có đủ vitamin, miệng sẽ có sức đề kháng thấp hơn đối với màng sinh học vi khuẩn có nguồn gốc từ mảng bám và khả năng làm lành tổn thương tại nướu thấp hơn. Thiếu vitamin D và A có thể ảnh hưởng đến men răng, trong khi thiếu vitamin B có thể gây ra môi nứt nẻ, má phát triển loét, nướu bị viêm, miệng và lưỡi có cảm giác nóng.
Nguy cơ loãng xương
Trong một nghiên cứu phân tích tháng 12/2012 của 17 nghiên cứu tại Mỹ, 11 nghiên cứu cho thấy một mối liên hệ giữa những người bị bệnh nha chu cũng bị loãng xương. Học viện Nha khoa Hoa Kỳ giải thích mối liên hệ này có thể là do thực tế loãng xương làm trầm trọng thêm việc mất răng bằng cách giảm mật độ xương hỗ trợ răng, làm tổn hại đến nền tảng răng sống.
Quá nhiều đường trong thực phẩm
Đường là nguyên nhân duy nhất gây ra sâu răng ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Các nhà nghiên cứu Anh đã xem xét hồ sơ y tế công cộng trên khắp thế giới và nhận thấy 60% đến 90% trẻ ở độ tuổi đi học ở Mỹ cũng như 92% người lớn ở Hoa Kỳ đã bị sâu răng vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời. So với cùng thời điểm, chỉ có 2% người dân ở Nigeria - nơi mà đường trong chế độ ăn uống hầu như không tồn tại đã trải qua sâu răng. Điều này còn được chứng minh bởi một nghiên cứu vào tháng 2/2012 cho thấy những đứa trẻ béo phì có nhiều khả năng bị sâu răng hơn vì chúng thường xuyên ăn các thức ăn đường và chất béo nhiều hơn và càng làm cho hàm răng bị hư hại thì nguy cơ sâu răng càng cao.
Nguy cơ ung thư phổi
Nghiên cứu tháng 6/2016 được thực hiện tại Mỹ cho biết, những người bị bệnh nướu răng có nguy cơ phát triển ung thư phổi tăng lên. Hơn nữa, nếu mắc đồng thời bệnh nha chu và bệnh tiểu đường thì nguy cơ ung thư phổi thậm chí còn cao hơn nữa. Các nhà nghiên cứu dự đoán vi khuẩn miệng có thể đóng vai trò thúc đẩy tế bào ung thư phát triển trong phổi. Trong khi một nghiên cứu khác cho thấy việc điều trị bệnh nha chu có thể giúp giảm nguy cơ ung thư phổi.
Cần thăm khám răng miệng định kỳ để phòng bệnh. Ảnh: TM
Nguy cơ bị bệnh tim
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng, hiện nay, chúng ta đã có hơn 3 thập niên nghiên cứu xác nhận mối liên quan giữa bệnh nướu, sự tích tụ mảng bám và bệnh tim mạch. Một nghiên cứu tháng 2/2017 của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ xác nhận ngay cả những người lớn có bệnh nướu nhẹ có nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ gấp gần 2 lần so với những người không có vấn đề về sức khỏe răng miệng. Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết liệu quá trình viêm nhiễm và viêm nướu có vai trò chủ yếu hay không trong các cơn đau tim và đột quỵ hay có liên quan với các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc lá, tuổi tác và bệnh tiểu đường tuýp 2...
Có thể bị rối loạn ăn uống
Nha sĩ của bạn có thể là người đầu tiên tìm ra bạn có rối loạn ăn uống. Theo các nhà nghiên cứu tại Hiệp hội răng miệng Mỹ, 89% bệnh nhân bị bệnh bulimia có biểu hiện ăn mòn răng từ acid mật qua răng của họ thường xuyên. Theo thời gian, sự mất răng men răng này có thể làm răng bị thay đổi màu sắc, hình dạng, độ dài và mức độ nhạy cảm.
Có thể không sống lâu
Trong một nghiên cứu vào tháng 3/2017, các nhà nghiên cứu từ Đại học Buffalo phân tích trên 55.000 phụ nữ từ 55 tuổi trở lên và phát hiện ra rằng trong hơn 7 năm qua, phụ nữ mắc bệnh nha chu có nguy cơ tử vong cao hơn 12% so với bất kỳ nguyên nhân nào, trong khi những người mất răng có nguy cơ cao hơn 17% so với những người giữ răng khỏe mạnh và nguyên vẹn đến tuổi già. Nguyên nhân được lý giải là do những phụ nữ bị mất răng thời gian càng dài càng có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch hơn, có nguy cơ tử vong cao hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!