Thông thường, khi giọng nói có chút khàn, bạn nghĩ đó chỉ đơn giản là những bệnh về đường hô hấp như cảm lạnh hoặc viêm họng và bạn cảm thấy yên tâm vì nghĩ rằng vài ngày sau sẽ khỏi. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, giọng nói trở nên khàn đục, run rẩy hay yếu đi là dấu hiệu của một căn bệnh nghiêm trọng. Trong vòng ba tuần mà giọng nói vẫn còn khàn và mỏng thì đây là dấu hiệu bất thường. Bất kì sự thay đổi nào trong giọng nói như khàn đặc, run rẩy, hoặc khò khè có thể là những triệu chứng đầu tiên của các bệnh dưới đây.
Bệnh tự miễn: Làm khàn tiếng
Một số bệnh trong đó hệ miễn dịch bị tấn công một cách bất thường có thể dẫn tới viêm dây thanh quản và khàn giọng. Vấn đề có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu đó là chứng Sjogren, một loại bệnh gây tổn thương đến tuyến nước mắt, nước bọt, khiến bệnh nhân bị khô miệng và cổ họng. Các bệnh tự miễn khác có liên quan đến khàn tiếng bao gồm bệnh polymyositis, viêm khớp dạng thấp, xơ cứng bì và lupus.
Bệnh nhân mắc chứng Sjogren và các bệnh tương tự không nên hắng giọng trước khi nói,. Thay vào đó, bạn hãy uống một ngụm nước, nhai kẹo cao su hay ngậm một viên kẹo không đường. Ngoài ra, bạn cũng có thể bật âm “h” hoặc cười nhẹ để các dây thanh âm hoạt động cùng lúc, giọng nói sẽ rõ ràng hơn.
Tổn thương thần kinh: Làm giọng nói thều thào
Những thương tổn trên dây thần kinh có thể tác động đến dây thanh âm khiến giọng nói trở nên yếu, mỏng và thều thào. Các ca mổ ở các vùng lân cận, chẳng hạn như phẫu thuật tuyến giáp, cột sống hoặc tim có thể vô tình tạo nên các vết rãnh trên dây thần kinh. Điều này khiến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bị giảm sút trầm trọng. Thay vì hàng tháng chờ đợi các thương tổn trên dây thần kinh lành lại, các bác sĩ có thể can thiệp bằng cách tiêm chất độn – một chất được bác sĩ da liễu và bác sĩ phẫu thuật thẩm mĩ sử dụng trong việc xóa nếp nhăn tạm thời để làm đầy các vết rãnh trên dây thần kinh thanh âm ở tai, mũi, họng. Bệnh nhân có thể thực hiện phương pháp điều trị này mà không cần phải lên bàn mổ. Bác sĩ chỉ cần tiêm thuốc tê và bơm chất làm đầy vào, các tổn thương trên dây thần kinh sẽ được chữa lành.
Nhiễm virus: Làm giọng nói yếu
Nhiễm trùng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dây thanh quản. Virus, vi khuẩn hay nấm đều có thể gây nên khàn tiếng. Thông thường, bệnh nhân sẽ nhanh chóng hồi phục và lấy lại giọng nói trong trẻo ban đầu. Tuy nhiên, những trường hợp nhiễm trùng nặng có thể gây tổn hại đến dây thần kinh chịu trách nhiệm về giọng nói. Bạn có thể sẽ thấy giọng nói của mình yếu đi thay vì khàn rát và phải cố gắng hết sức để người khác có thể nghe họ nói chuyện. Điều đó khiến giọng nói càng trở nên yếu ớt vào cuối ngày. Để điều trị tình trạng này, bạn có thể tiêm chất độn vào dây thanh quản.
Ung thư dây thanh quản, phổi hay tuyến giáp: Làm giọng nói thay đổi và yếu đi
Nếu thấy giọng nói mình thay đổi, bạn hãy cẩn thận vì trong một vài trường hợp hiếm hoi, đó có thể là dấu hiệu tiền ung thư hoặc ung thư dây thanh quản. Những người hút thuốc lá và nghiện rượu là những trường hợp có nguy mắc bệnh ung thư thanh quản cao nhất. Các triệu chứng mà bạn cần lưu ý bao gồm giọng nói thay đổi, đau tai, đau họng, cảm giác có khối u trong cổ họng, khó thở hoặc khó nhai và có cục u ở cổ. Ung thư có thể ảnh hưởng đến các cơ quan như phổi hoặc tuyến giáp, thậm chí ngay cả dây thần kinh thanh quản và là nguyên nhân làm giọng nói yếu đi. Nếu bạn có bất kì triệu chứng nào, nhất là khi bạn nghiện thuốc, hãy đi khám bác sĩ để điều trị sớm nhất có thể.
Mời bạn đón đọc phần 2 của bài viết và tham khảo một số bài viết sau đây:
- Bạn nên chăm sóc răng miệng như thế nào khi đeo niềng?
- Những triệu chứng ung thư phổi bạn không nên bỏ qua
- Dấu hiệu và cách chữa trị rối loạn tuyến giáp
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!