1. Thai nhi nhận biết được mùi vị
Giáo sư Peter Hepper đến từ Đại học Queen tại Belfast, Anh đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm vị giác của những trẻ được sinh ra từ các bà mẹ ăn tỏi và không ăn tỏi trong những tháng cuối thai kỳ. Mặc dù ông chỉ nghiên cứu 33 trẻ sơ sinh, nhưng kết quả cho thấy những bà mẹ có ăn tỏi trong thai kỳ thì sẽ có những đứa con thích ăn tỏi và sở thích này được duy trì ngay cả trong những năm sau đó như thích mẹ nêm gia vị tỏi vào món khoai tây nghiền khi chúng lên 8-9 tuổi.
Trong một thí nghiệm khác tại Trung tâm Monell Chemical Senses ở Pennsylvania, Mỹ, các nhà khoa học đã nghiên cứu phản ứng của thai nhi khi được cho uống ngũ cốc có hương vị cà rốt. Tại đây có hai nhóm bà mẹ: một nhóm uống nước cà rốt trong ba tháng cuối thai kỳ và những tháng đầu cho con bú và một nhóm các mẹ chỉ uống nước trắng. Kết quả cho thấy những bé có mẹ không uống nước cà rốt thì nhăn mặt nhăn mũi khi được cho uống nước ép này. Trong khi các bé ở nhóm kia thì uống bình thường như đây là thức uống hàng ngày.
Như vậy có thể khẳng định rằng mùi vị của tỏi hay cà rốt hoặc bất kỳ loại thực phẩm nào mẹ ăn trong thai kỳ đều được truyền qua nước ối, nên các bé hoàn toàn có thể nhận biết được mùi vị.
2. Thai nhi có thể lắng nghe âm thanh
Một nhóm các nhà khoa học thuộc Viện Khoa Học Hành Vi của Đại học Helsinki, Phần Lan đã làm một thí nghiệm cho hai nhóm phụ nữ mang thai: cho thai nhi lắng nghe các bài hát ru hàng ngày, và không cho thai nhi nghe gì.
Các bé đã làm quen và học được những bài hát ru ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.
Kết quả là em bé của nhóm đầu tiên phản ứng với các bài hát trong khi các bé ở nhóm còn lại thì thờ ơ. Từ đó, các nhà nghiên cứu đi đến kết luận rằng các bé đã làm quen và học được những bài hát ru ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ.
3. Thai nhi biết nhận diện giọng nói
Cách làm đẹp khi mang thai 3 tháng cuối thai kỳ dành cho mẹ bầu
Hình thức tập luyện cho mẹ bầu 3 tháng cuối vừa khỏe lại dễ sinh
Bị sốt khi mang thai ba tháng cuối: Không được chủ quan!
Bí quyết mặc đẹp thời trang công sở cho bà bầu
Mang thai lần đầu thường sinh sớm có phải không các mẹ?
Athena Vouloumanos, một nhà tâm lý của Đại học New York đã tiến hành so sánh phản ứng của thai nhi khi nghe tiếng người nói với các âm thanh khác. Kết quả là các bé đã phản ứng lại với lời nói, đặc biệt là khi nghe thấy giọng nói của mẹ.
Từ nghiên cứu này các nhà tâm lý học khuyên các bố mẹ là hãy tạo ra một môi trường âm thanh tốt bằng cách trò chuyện nhiều với thai nhi và trẻ sinh non để trẻ không bị rối loạn ngôn ngữ không nghe đủ tiếng nói con người.
Nguồn: Sống Khỏe
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!