Bé bị thủy đậu phải làm thế nào?

Tủ Thuốc Gia Đình - 04/25/2024

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính rất hay gặp ở trẻ nhỏ và có những ảnh hưởng nhất định cho trẻ. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ sớm là điều thật sự cần thiết. Hiểu được vấn đề này, Lily & WeCare sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc khi bé bị thủy đậu phải làm thế nào để giúp bé nhanh khỏi bệnh và không để lại sẹo.

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm lành tính rất hay gặp ở trẻ nhỏ và có những ảnh hưởng nhất định cho trẻ. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị bệnh thủy đậu cho trẻ sớm là điều thật sự cần thiết. Hiểu được vấn đề này, Lily & WeCaresẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc khi bé bị thủy đậu phải làm thế nào để giúp bé nhanh khỏi bệnh và không để lại sẹo.

Bé bị thủy đậu phải làm thế nào?

1. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Virus gây bệnh thủy đậu lây chủ yếu qua đường hô hấp, con người dễ bị nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây từ bóng nước khi bị vỡ ra, lây từ vùng da bị tổn thương hoặc lở loét từ người mắc bệnh sang cho người tiếp xúc. Đặc biệt, phụ nữ mang thai không may bị nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây cho thai nhi thông qua nhau thai.

Bệnh lây lan qua việc tiếp xúc với chất dịch của người bệnh qua da, mặc chung quần áo với bệnh nhân, hay lây lan bệnh qua việc tiếp xúc với nước bọt của người bệnh qua đường không khí khi giao tiếp nói chuyện với người bệnh thủy đậu.

Bé bị thủy đậu phải làm thế nào?

2. Triệu chứng bệnh thủy đậu

Khi khởi phát bệnh thủy đậu, người bệnh có thể có biểu hiện sớm như: sốt, đau đầu, đau cơ, một số trường hợp trẻ em có thể không có triệu chứng báo trước nên các mẹ khó nhận biết con đang bất thường.

Khi bị thủy đậu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện những “nốt rạ”, đây là những nốt tròn nhỏ xuất hiện trong vòng 12 – 24 giờ khi trẻ mới bắt đầu có triệu chứng. Các nốt này sẽ tiến triển thành những mụn nước, bóng nước.

Ở trẻ em, thủy đậu thường kéo dài khoảng 5 – 10 ngày, thời gian này trẻ nên nghỉ học để tránh lây nhiễm cho những người khác trong môi trường.

3. Biến chứng của bệnh thủy đậu

Thông thường, thủy đậu là bệnh lành tính, nhưng bệnh cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm như: viêm màng não, xuất huyết, nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng nốt rạ, viêm mô tế bào, viêm gan... Một số trường hợp có thể gây tử vong nếu người bệnh không được điều trị kịp thời.

Bệnh thủy đậu cũng có thể gây ra biến chứng viêm não ở trẻ. Biến chứng này thông thường sẽ biểu hiện rõ sau khi khỏi bệnh thủy đậu, trẻ bỗng trở nên mệt mỏi vật vã, kích thích, nhiều khi kèm theo co giật, hôn mê. Những trường hợp này có thể mang di chứng thần kinh lâu dài như: bị điếc, chậm phát triển, động kinh v.v...

Người mẹ mắc bệnh thủy đậu khi đang mang thai có thể sinh con bị dị tật bẩm sinh sau này là rất cao vì virus bên trong đã ảnh hưởng quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Bé bị thủy đậu phải làm thế nào?

4. Bé bị thủy đậu phải làm thế nào?

Vệ sinh thân thể cho trẻ thường xuyên

- Cho trẻ nằm trong phòng thoáng mát, sạch sẽ.

- Mặc quần áo sạch và rộng rãi.

- Cắt móng tay, luôn giữ tay sạch sẽ, đeo bao tay cho trẻ.

- Tắm rửa bằng nước ấm hoặc các dung dịch sát khuẩn.

- Dùng bột Talc vô khuẩn hoặc phấn rôm xoa khắp người cho trẻ để trẻ có cảm giác đỡ ngứa ngáy hơn và không gãi nhằm tránh ảnh hưởng đến các nốt rạ trên cơ thể trẻ.

Điều trị triệu chứng gây bệnh thủy đậu ở trẻ

- Tại những nốt đậu bị vỡ, các mẹ nên chấm dung dịch xanh metylen, không được bôi mỡ tetracicline, mỡ penicilin hay thuốc đỏ.

- Khi trẻ bị thủy đậu cần cho uống các thuốc kháng histamin như chlopheniramin, loratadine... có tác dụng chống ngứa để trẻ không cào gãi, gây bội nhiễm các nốt đậu.

- Khi trẻ đau và sốt cao, có thể cho trẻ dùng acetaminophen. Tuyệt đối không được dùng aspirin hoặc những thuốc có chứa aspirin cho trẻ em. Khi sử dụng những thuốc này, có nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).

- Mỗi ngày, nhỏ mắt, mũi 2-3 lần thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.

Bé bị thủy đậu phải làm thế nào?

Thuốc kháng virus

- Khi thấy trẻ xuất hiện nốt đậu, trong khoảng một tiếng đầu các bậc phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc kháng virus loại acyclovir để giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng của trẻ.

- Tuyệt đối tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, không tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo mà dùng thuốc sai lầm, dẫn đến tình trạng bệnh thủy đậu bội nhiễm nặng và những biến chứng khôn lường cho trẻ nhỏ.

- Trong giai đoạn trẻ bị bệnh thủy đậu thì cần phải tuyệt đối chống nắng và tránh cho trẻ cào gãi gây trầy xước cơ thể. Bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn hoặc thuốc uống. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và nghỉ ngơi nhiều để cơ thể trẻ có sức đề kháng tốt hơn chống lại những bệnh tật.

Lưu ý nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu thấy tình trạng bệnh thủy đậu nặng như:

  • Trẻ sốt cao nhiều lần trong ngày: Với bệnh thủy đậu, sốt ở vài ngày đầu tiên là triệu chứng bình thường. Nhưng nếu con bạn vẫn sốt cao trong những ngày sau của bệnh, các mẹ nên đưa con đi khám.
  • Nốt phát ban thủy đậu to, đỏ hoặc đau rát, như vậy có thể con bạn đã bị nhiễm trùng do vi khuẩn và cần dùng kháng sinh điều trị.

Trên đây là các nguyên nhân, triệu chứng bệnh thủy đậu và biện pháp điều trị bệnh thủy đậuLily & WeCaremuốn chia sẻ cùng các bạn đọc. Hi vọng mọi người đã biết cách bảo vệ trẻ khi bị thủy đậu, một căn bệnh không khó chữa trị nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng khó chịu cho mọi người.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!