Bé ngủ ngáy có thể là dấu hiệu nguy hiểm, mẹ đã biết chưa?

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Nhiều người vẫn nghĩ bệnh ngủ ngáy chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, một số trẻ dưới 15 tuổi khi ngủ cũng có thể ngáy to như người lớn. Nếu hiện tượng này xảy ra không thường xuyên thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Còn nếu như xảy ra thường xuyên mỗi khi bé đi ngủ thì rất có thể bé đang gặp trục trặc về sức khỏe. Do đó khi bé ngủ ngáy có thể là dấu hiệu nguy hiểm vì vậy cha mẹ nên chú ý đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.

Nhiều người vẫn nghĩ bệnh ngủ ngáy chỉ xảy ra ở người lớn. Tuy nhiên, một số trẻ dưới 15 tuổi khi ngủ cũng có thể ngáy to như người lớn. Nếu hiện tượng này xảy ra không thường xuyên thì cha mẹ không cần phải quá lo lắng. Còn nếu như xảy ra thường xuyên mỗi khi bé đi ngủ thì rất có thể bé đang gặp trục trặc về sức khỏe. Do đó khi bé ngủ ngáy có thể là dấu hiệu nguy hiểm vì vậy cha mẹ nên chú ý đưa trẻ đi thăm khám kịp thời.

Bé ngủ ngáy có thể là dấu hiệu nguy hiểm, mẹ đã biết chưa?

Ngủ ngáy là gì ?

Ngủ ngáy là hiện tượng khi người ngủ hít thở, một lượng khí vào, nhưng do đi qua một vùng hẹp hơn làm các niêm mạc mô xung quanh rung lên gây ra tiếng ngáy. Vùng hẹp đó có thể ở mũi, miệng hoặc cổ họng. Những âm thanh này thường gây khó chịu cho những người xung quanh, tuy nhiên người ngủ ngáy lại không ý thức được điều này.

Bé ngủ ngáy có thể là dấu hiệu nguy hiểm, mẹ đã biết chưa?

Nguyên nhân gây ngủ ngáy ở trẻ

Đường thở bị cản trở

Khibé bị nghẹt mũi, sổ mũi do cảm lạnh hoặc dị ứng thời tiết. Bé thường sẽ bị ngủ ngáy do đường thở bị tắc bởi dịch nước mũi. Khi đó, bé phải cố sức để thở và sẽ phát ra tiếng ngáy.

Sùi vòm họng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, bệnh sùi vòm họng vốn là các tế bào bạch cầu có nhiệm vụ chống lại vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp. Do tiếp xúc thường xuyên với vi khuẩn nên nó rất dễ bị viêm nhiễm. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài, các nốt sùi ở vòm họng sẽ phát triển gây khó khăn cho quá trình thở của trẻ, tạo nên chứng ngủ ngáy.

Ngủ ngáy do cảm lạnh

Bạn phát hiện ra tiếng ngáy ngủ lần đầu khi bé bị cảm lạnh, kèm theo dấu hiệu chảy nước mũi. Nó cũng phản ánh sự bất ổn trong cơ thể con người ở nhiều độ tuổi khác nhau (đặc biệt là những người chưa bao giờ ngủ ngáy).

Viêm amidan

Việc amidan sưng to sẽ xuất hiện thêm nhiều hạch hạnh nhân ở họng. Khi cơ ở vòm họng không phải hoạt động nhiều trong quá trình ngủ, các amidan và những hạch hạnh nhân là nguyên nhân làm hẹp luồng không khí trong cổ họng. Đó là lý do vì sao trẻ lại phát ra âm thanh ngáy trong lúc ngủ. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến bé bị thiếu ôxy, ảnh hưởng đến thể chất và trí tuệ (do não thiếu ôxy).

Ngưng thở tạm thời khi ngủ

Ngủ ngáy có thể là dấu hiệu của chứng ngưng thở tạm thời khi ngủ, khi giấc ngủ bị rối loạn sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, thiếu tập trung, suy giảm khả năng tư duy ngôn ngữ. Bên cạnh đó, bé sẽ xuất hiện những tiếng ngáy to theo nhịp đều đều khi ngủ, kể cả ngủ trưa hay ngủ tối.

Trẻ bị thừa cân, béo phì

Những trẻ bị thừa cân, béo phì sẽ cólớp mỡ dày ở cuống họng làm cho đường thở của trẻ bị thay đổi cấu trúc, làm cản thở khí lưu thông. Đôi khi, ở những trẻ không bị béo phì nhưng vẫn bị ngủ ngáy có thể là do khối u vùng cổ gây ra.

Do tư thế ngủ

Một vài trẻ em trong lúc ngủ thường ngủ với tư thế lưng nằm trên gối làm cho đầu lộn ngược xuống dưới, hay cổ của trẻ sẽ bị kéo căng ra. Những tư thế ngủ này làm cho lưỡi dốc ra đằng sau cổ họng, luồng không khí sẽ bị hẹp, khi đó sẽ xuất hiệntiếng ngáy ở trẻ.

Bé ngủ ngáy có thể là dấu hiệu nguy hiểm, mẹ đã biết chưa?

Bé ngủ ngáy có thể là dấu hiệu nguy hiểm

Nhiều cha mẹ thường quá chủ quan khi thấy con ngủ ngáy. Tuy nhiên, bé bị ngủ ngáy có thể dẫn đến một vài dấu hiệu nguy hiểm như sau:

  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ: Bệnh ngủ ngáy có thể làm cho việc sản xuất hormone tăng trưởng giảm, dẫn đến tình trạng chậm phát triển ở trẻ.
  • Béo phì: Bệnh ngủ ngáy ở trẻ có thể làm tăng sức đề kháng với insulin; trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm hoạt động thể chất dẫn đến béo phì và các bệnh lý có liên quan khác.
  • Tim mạch:Tình trạng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ có thể liên quan tới các bệnh về tim mạch, do đó những trẻ bị ngủ ngáy lâu năm thường hay gặp các vấn đề về bệnh tim.
  • Suy giảm nhận thức, chậm tư duy: Các nghiên cứu cho thấy, những trẻ ngủ ngáy hoặc bị ngưng thở khi ngủ thường gặp các vấn đề về tư duy và suy giảm trí nhớ sớm hơn 10 năm so với những đứa trẻ bình thường. Bên cạnh đó, những rối loạn về mặt hô hấp khi ngủ cũng làm tăng quá trình lão hóa hệ thần kinh ở trẻ.
  • Biến dạng khuôn mặt: Những trẻ bị ngủ ngáy thường trên khuôn mặt sẽ có sự thay đổi so với ban đầu như chóp mũi nhỏ hơn, môi vều, xương hàm trên kém phát triển, cằm nhô ra, mặt dài hơn.
  • Ung thư: Những người ngủ ngáy sẽ có nguy cơ bị ung thư cao gấp 5 lần người bình thường. Việc thở khó trong lúc ngủ làm thay đổi các mạch máu, từ đó đẩy nhanh tốc độ phát triển của các khối u và làm các tế bào ung thư lây lan.
  • Các vấn đề huyết áp:Phần lớn những trẻ ngủ ngáy lúc nhỏ lớn lên sẽ mắc bệnh cao huyết áp và rất khó điều trị.
  • Ngưng thở và có thể dẫn đến tử vong:Tuy rằng trường hợp này hiếm xảy ra ở trẻ nhưng cũng không phải là không xảy ra. Nếu trẻ không có đủ không khí để thở có thể dẫn đến tình trạng tử vong trong lúc ngủ.

Bé ngủ ngáy có thể là dấu hiệu nguy hiểm, mẹ đã biết chưa?

Khi nào nên đưa trẻ đi khám?

Nếu bạn nghi ngờ chứng ngủ ngáy ở bé có liên quan đến các vấn đề về sức khỏe thì bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa tai, mũi, họng. Một số dấu hiệu nguy hiểm dưới đây của trẻ mà cha mẹ nên chú ý tới.

  • Trẻ thường xuyên phải thở bằng miệng.
  • Đôi khi thấy trẻ ngưng thở trong vài giây.
  • Bị gián đoạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, sáng ra thấy trẻ mệt mỏi, thiếu sức sống, dễ cáu gắt, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe của trẻ.
  • Trẻ phải gồng mình để thở, việc hít thở trong lúc ngủ trở nên khó khăn hơn.
  • Nếu trẻ bị amidan rộng và mắc chứng sùi vòm họng thì bạn nên cho trẻ tiến hành phẫu thuật.

Phương Hoa

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!