Bất cứ một người phụ nữ nào khi phát hiện ra mình có thai đều lập tức bắt đầu thay đổi các thói quen của mình để đảm bảo cả cơ thể lẫn em bé đều được chăm sóc tốt.
Thật không may, một bà mẹ không biết rằng loại thuốc mà cô đang uống sẽ gây hại cho thai nhi, khiến đứa con của cô sinh ra mà không có da như bình thường.
Đứa trẻ sinh ra mà không có da
Một trường hợp nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Pakistan trước đây đã kiểm tra lý do tại sao một đứa trẻ được sinh ra mà không có da. Trường hợp này cũng nhấn mạnh những loại thuốc không an toàn khi mang thai - đặc biệt là azathioprin.
Một bà mẹ sinh ra bé sơ sinh không có da đã nhận thấy một số bất thường trong thai kỳ của mình. Sự phát triển của em bé khá chậm chạp trong thời kỳ mang thai của mẹ. Không giống như những đứa trẻ sơ sinh khỏe mạnh khác, hơn 90% cơ thể của bé này không được che phủ bởi da khi sinh. Ngoài ra, bé cũng không có móng tay, thậm chí không có lấy một sợi tóc, lông mi hay lông mày.
Hơn 90% cơ thể của bé không được che phủ bởi da khi sinh ngoại trừ một ít da trên mũi (Ảnh: JPMA).
Không chỉ vậy, bé trai này còn không có núm vú, tai cũng chưa phát triển hoàn chỉnh và tất cả các mạch máu trong cơ thể đều nhìn thấy rõ. Trong quá trình sinh nở, bé chỉ nặng 1,02 kg, chu vi vòng đầu chỉ 26,5 cm. Thông thường, chu vi vòng đầu của trẻ sơ sinh thường nằm trong khoảng từ 33 cm đến 38 cm. Với tình trạng nghiêm trọng như vậy, bé được chăm sóc đặc biệt tại lồng ấp. Tuy nhiên, bé vẫn qua đời sau bốn ngày được điều trị.
Bé bị ảnh hưởng bởi hội chứng Aplasia cutis congenita - một tình trạng hiếm gặp
Viêm da Aplasia cutis congenita là tình trạng một người thiếu da từ khi mới sinh ra. Cho đến ngày nay, những đứa trẻ sinh ra với tình trạng này là khá hiếm. Hầu hết tình trạng bệnh này ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh đầu. Nó cũng có thể xảy ra ở cả hai giới - nam và nữ.
Chính xác thì điều gì gây ra sự bất thường này? Rõ ràng, mẹ bé đã sinh ra hai đứa trẻ khỏe mạnh trước đó và không có gì bất thường. Cô cho biết mình không bị thủy đậu hay phát ban khi mang thai nhưng có bị bệnh ngoài da là Pemphigus Vulgaris - một bệnh tự miễn hiếm gặp. Tình trạng này dẫn đến các mụn nước mọc trên da hoặc miệng, dần dần phát triển và vỡ ra, để lại sẹo.
Tất cả các mạch máu dưới da đều nhìn thấy rõ ràng (Ảnh: JPMA).
Đây là lý do chính tại sao bà mẹ thừa nhận có dùng thuốc trong khi mang thai. Thật không may, loại thuốc mà cô dùng lại khiến thai nhi gặp rủi ro. Người mẹ cho biết, ban đầu cô đã mua thuốc chống viêm có chứa prednisolone, với liều dùng 60 mg mỗi ngày trong hai tháng đầu của thai kỳ. Sau đó, liều dùng giảm dần còn 30 mg / ngày.
Ngoài ra, cô cũng uống 150 mg azathioprine mỗi ngày từ tuần thứ 6 đến tuần thứ 20 của thai kỳ. Sau đó, các bác sĩ giảm dần liều lượng của cô xuống còn khoảng 15 mg mỗi ngày.
Những nguy hiểm khôn lường khi dùng Azathioprine lúc mang thai
Các mẹ bầu xin nhớ rằng dùng azathioprine khi mang thai không được Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo. Lượng thuốc tồn dư có thể được tìm thấy trong sữa mẹ khi các bà mẹ cho con bú.
Nếu bà mẹ cần dùng thuốc này khi đang mang thai, thai nhi có nguy cơ phát triển không hoàn chỉnh. Các nhà nghiên cứu tin rằng tiêu thụ azathioprine trong khi mang thai có thể dẫn đến các vấn đề khác với thai nhi.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng phụ nữ mang thai dùng thuốc này có thể dẫn đến sự phát triển chậm của thai nhi. Ngoài ra, thuốc cũng làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm, nhẹ cân và dị tật bẩm sinh. Những khuyết tật bẩm sinh này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận cơ thể nào, chẳng hạn như đầu, cổ, phổi, tay và chân, bàng quang, niệu đạo, hệ thống máu, da, và nhiều chỗ nữa.
Không có bà mẹ hay bác sĩ nào muốn em bé trong bụng có nguy cơ phát triển không hoàn chỉnh. Do đó, tất cả phụ nữ mang thai nên đảm bảo rằng các loại thuốc mình dùng là an toàn và sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đồng thời không tiếp xúc trực tiếp với những người hoặc địa điểm có thể có nguy cơ lây nhiễm cho bạn.
Phụ nữ mang thai cần tuyệt đối cẩn trọng khi dùng thuốc (Ảnh minh họa).
Những loại thuốc không an toàn để dùng khi mang thai:
- Ibuprofen.
- Aspirin.
- Naproxen Natri (Aleve).
- Thuốc trị mụn.
- Ribavirin.
- Vitamin.
- Thuốc chống nấm.
- Thuốc chống lo âu và chống trầm cảm.
- Kháng sinh.
- Thuốc kháng histamine.
- Thuốc trị đau nửa đầu.
- Thuốc có tác dụng gây ngủ.
- Bismuth Subalicylate.
Nguồn: Parent
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!