Bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 04/25/2024

Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là một bệnh mạn tính. Môi trường ô nhiễm khiến căn bệnh này ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những nước phát triển. Vậy bệnh hen suyễn là gì và nó nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare nhé!

Bệnh hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản là một bệnh mạn tính. Môi trường ô nhiễm khiến căn bệnh này ngày càng gia tăng, đặc biệt ở những nước phát triển. Vậy bệnh hen suyễn là gì và nó nguy hiểm như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Lily & WeCare nhé!

Bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào?

1. Bệnh hen suyễn là gì?

Hen suyễn là một loại bệnh lý gây co thắt phế quản, làm cản trở sự lưu thông của không khí trong phổi. Nếu bị hen suyễn đường dẫn khí luôn trong tình trạng bị viêm nhiễm, phù nề và dễ bị kích ứng. Sự có thắt và viêm đường dẫn khí sẽ làm thu hẹp đường dẫn khí, khiến bạn khó thở, lồng ngực nặng, thở khò khè kèm tiếng ran rít, cò cữ. Trong một vài trường hợp, các tuyến nhầy trên đường dẫn khí tiết ra quá nhiều, có thể gây tắc nghẽn đường dẫn khí.

Bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào?

Hen suyễn là một loại bệnh mạn tính nên bạn phải chịu đựng nó trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên không phải tất cả người mắc bệnh hen suyễn đều ở thể nặng. Bạn có thể tự phân loại mức độ nặng nhẹ củabệnh hen suyễn dựa trên những biểu hiện thường gặp như sau:

Nhẹ – không liên tục

Thời gian kéo dài cơn hen không quá 1 giờ. Tần số xuất hiện cơn suyễn thường không quá hai lần một tuần và gặp những triệu chứng về đêm không quá hai lần một tháng. Độ nặng của cơn hen có thể thay đổi nhưng giữa các cơn hen không có triệu chứng.

Nhẹ – liên tục

Cơn hen có thể gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Lúc này tần số xuất hiện cơn hen nhiều hơn hai lần một tuần, triệu chứng về đêm nhiều hơn hai lần một tháng.

Trung bình – liên tục

Bệnh nhân lên cơn hen với cường độ nặng hơn và có thể kéo dài hàng ngày. Người bệnh phải thay đổi chế độ sinh hoạt hàng ngày và cần đến sự can thiệp của thuốc cắt cơn để giảm triệu chứng hen suyễn.

Nặng – liên tục

Khi người bệnh mắc hen suyễn nặng, cơn hen đến liên tục, các triệu chứng về đêm thường xuyên xảy ra và người bệnh phải giới hạn sinh hoạt hàng ngày.

2. Những dạng hen suyễn khó chẩn đoán

Để điều trị và kiểm soát bệnh hen suyễn một cách hiệu quả thì việc chẩn đoán chính xác bệnh là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, có những dạng hen suyễn mà biểu hiện của bệnh lại giống với các bệnh hô hấp, cảm cúm, cảm lạnh... làm cho việc chẩn đoán gặp khó khăn. Sau đây là những dạng hen suyễn khó chẩn đoán, bệnh nhân và thầy thuốc cần lưu ý.

Hen suyễn chỉ có biểu hiện ho

Ho thường là biểu hiện phổ biển nhất của các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm. Do đó để chẩn đoán bệnh hen suyễn chỉ có biểu hẹn ho cần ghi nhận về sự thay đổi chức năng hô hấp khi gây thắt phế quản bằng cách tạo kích thích hen suyễn.

Bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào?

Co thắt phế quản do vận động

Đối với bệnh hen suyễn thì vận động là một trong những nguyên nhân gây ra triệu chứng hen suyễn, đặc biệt đối với trẻ em thì đây là nguyên nhân duy nhất kích hoạt cơ hen suyễn. Bằng cách chạy bộ trong vòng từ 8 đến 10 phút chúng ta cũng có thể chẩn đoán đượcbệnh hen suyễn.

Hen suyễn ở trẻ em dưới 5 tuổi

Ở độ tuổi này, trẻ em rất mắc phải các chứng bệnh có biểu hiện giống bệnh hen suyễn như thở khò khè, ho... Tuy nhiên, để chẩn đoán hen suyễn chủ yếu dựa vào phán đoán lâm sàn và cần được xem xét định kỳ khi trẻ lớn.

Hen suyễn ở người già

Ở người già sức khỏe yếu rất dễ bị mắc cách bệnh liên quan đến phổi. Để phân biệt được bệnh hen suyễn với bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ở người già rất khó khăn cần phải được theo dõi thường xuyên và cần được xét nghiệm cẩn thận.

Hen suyễn liên quan tới nghề nghiệp

Đối với các bệnh nhân hen suyễn liên quan tới nghề nghiệp thì trước khi đến nơi làm việc họ thường không có biểu hiện hen suyễn. Tuy nhiên, khi đến nơi làm việc do môi trường thì những biểu hiện hen suyễn lại xuất hiện. Biểu hiện hen suyễn có mối quan hệ mật thiết với nơi làm việc do đó làm cho việc chẩn đoán gặp không ít khó khăn.

3. Những biến chứng nguy hiểm của bệnh hen suyễn

Hen suyễn là loại bệnh thường gặp nhưng mọi người thường ít để ý đến và khiến bệnh trầm trọng hơn. Biến chứng của bệnh hen suyễn rất nặng, và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Viêm phế quản

Đây là một biến chứng của bệnh hen phế quản mạn tính hay còn gọi là hen phế quản bội nhiễm. Bệnh thường có những biểu hiện như sốt, khó thở tăng, đờm nhiều, thường có màu vàng hoặc xanh do nhiễm khuẩn, xét nghiệm đờm thấy bạch cầu thoái hóa và tạp khuẩn. Xét nghiệm máu người bệnh thấy bạch cầu đa nhân trung tính tăng. Bệnh thường xuất hiện vào thời điểm giao mùa nóng – lạnh, nhiệt độ thay đổi đột ngột, độ ẩm không khí cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và vi rút sinh sôi, gây ra các đợt cúm, viêm nhiễm đường hô hấp và vùng tai – mũi – họng làm cho bệnh hen suyễn biến chứng nặng hơn.

Khí phế thũng

Khi hen phế quản biến chứng thành bệnh khí phế thũng sự đàn hồi của các phế nang ở người bệnh giảm dần thể tích khí cặn tăng khiến bệnh nhân khó thở khi gắng sức, thở ra ít, môi và các đầu chi tím tái, ho khạc đờm nhiều.

Tâm phế mạn tính

Thường gặp ở bệnh nhân mắc hen thể nặng. Triệu chứng điển hình là thở gắng sức, tím tái, gan có thể to hoặc mấp mé bờ sườn, đau vùng hạ sườn phải. Thời gian biến chứng thành bệnh tâm phế mạn tính ở người mắc hen phế quản khác nhau, có thể kéo dài 5, 10 năm hoặc lâu hơn.

Bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào?

Suy hô hấp

Suy hô hấp là một trong những nguyên nhân gây tử vong của bệnh hen. Bệnh thường gặp ở những người mắc hen ác tính hoặc hen cấp tính, với biểu hiện khó thở, đôi khi ngừng thở, phải dùng máy hỗ trợ thở, tím tái liên tục.

Ngừng hô hấp kèm theo tổn thương não

Tình trạng suy hô hấp kéo dài khiến não thiếu oxy, trong các thể hen nặng, có lúc ngừng hô hấp hay tim ngừng đập. Những trường hợp này bệnh nhân thường lên cơn ngạt thở đột ngột, làm tăng CO2 trong máu, dẫn đến hôn mê và tử vong.

Xẹp phổi

Một biến chứng nữa của bệnh hen suyễn là xẹp phổi. Hơn 1/3 trẻ em gặp biến chứng xẹp phổi khi mắc bệnh hen suyễn. Khi hen ổn định thì tình trạng này sẽ khỏi.

Những biến chứng nặng nề củabệnh hen suyễn không chỉ gây mất mát lớn đến cá nhân, gia đình mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến toàn xã hội. Do đó, chúng ta cần có sự hiểu biết sâu rộng về bệnh hen để có những phương pháp phòng tránh và điều trị đúng đắn ngay từ giai đoạn chớm bệnh.

4. Địa chỉ khám bệnh hen suyễn

Tại Hà Nội

Bệnh viện Phổi Hà Nội

Địa chỉ: 44 Thanh Nhàn, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

Giờ làm việc: 8h00 tới 16h00 từ thứ 2 tới chủ nhật

Bệnh viện Phổi Hà Nội là địa chỉ khám bệnh hô hấp uy tín, với đội ngũ bác sĩ giỏi giàu kinh nghiệm. Trong đó phải kể đến BSCK I Nguyễn Tiến Mạnh, Ths.BS Chu Thị Cúc Hương, TS.BS Hoàng Văn Huấn... và đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo.

Tại đây, các trang bị y tế được trang bị hiện đại, trong đó phải kể đến hệ thống MGIT/BACTEC 960, kỹ thuật Quantiferon, hệ thông máy theo dõi bệnh nhân nặng, máy dịch truyền, ...phục vụ bệnh nhân.

Bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào?Chuyên khoa Nội – Hô hấp - Phòng khám số 1

Địa chỉ: số 1 Tôn Thất Tùng – Bệnh viện ĐH Y Hà Nội

Tại đây, bệnh nhân khám bệnh về hô hấp được các bác sĩ hàng đầu thăm khám. Trong đó phải kể đến bác sĩ, Đặng Hùng Minh, BS Lê Hoàn, BS Phạm Thị Lệ Quyên, BS Nguyễn Thị Thanh Huyền, BS Nguyễn Diệu Hồng...

Phòng khám số 1 chuyên khám và điều trị những trường hợp về hô hấp sau:

Hen suyễn; Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính; bệnh viêm phổi; bện viêm phế quản cấp; bệnh giãn phế quản, bệnh tràn dịch màng phổi, bệnh ung thư phế quản, ...

Giá dịch vụ khi khám bệnh tại đây dao động từ 50.000đ đến 8.000.000đ tùy vào các dịch vụ cần thiết để chẩn đoán tình trạng bệnh.

Tại TP. Hồ Chí Minh

Phân khoa Hô hấp - Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh - Cơ sở 1

Năm 1994, Phòng khám Đa khoa Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh ra đời và năm 2000 Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định số 3639/2000 QĐ-BYT. Đến nay, Bệnh viện Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh là một bệnh viện công lập đa khoa hạng I hoạt động theo mô hình tiên tiến kết hợp Trường – Viện, gồm 3 cơ sở, 11 phòng chức năng, 27 Khoa Lâm sàng và Cận Lâm sàng, 8 phân khoa và các đơn vị nghiên cứu chuyên khoa sâu. Bệnh viện hiện có 1000 giường bệnh, 66 phòng khám ngoại trú với đầy đủ các chuyên khoa sâu và 17 phòng mổ được trang bị hiện đại: nhiều máy phẫu thuật nội soi, kính hiển vi phẫu thuật dùng mổ u tủy, nối mạch máu thần kinh, phẫu thuật tạo hình, được trang bị các phương tiện chẩn đoán trong khi mổ như máy X quang di động, siêu âm trong mổ, các phương tiện cầm máu hiện đại như dao cắt đốt siêu âm, dao cắt đốt laser, bệnh viện đầu tư dao cắt đốt Cusa để mổ cắt gan và tương lai phục vụ cho mổ ghép gan.

Bệnh viện có đội ngũ chuyên môn Bệnh viện là những Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ đầu ngành, những người không chỉ giỏi về lý thuyết y khoa mà còn giàu kinh nghiệm trong thực hành điều trị cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện luôn tiếp cận nhanh và ứng dụng các thành tựu y học tiên tiến trên thế giới trong việc khám chữa bệnh. Bệnh viện có đầy đủ các chuyên khoa sâu: Tim mạch, Thần kinh, Nội tiết, Tiêu hóa, Gan mật, Thận niệu, Xương khớp, Mạch máu – Lồng ngực, Hô hấp, Phụ sản, Mắt, Tai mũi họng, Da liễu, Hậu môn – Trực tràng.

Từ khi thành lập đến nay, Bệnh viện đã khám và chữa bệnh cho trên 16 triệu lượt bệnh nhân. Việc khám và điều trị bệnh bệnh nhân đạt kết quả ngày càng cao, thời gian điều trị ngắn, từ đó tạo được sự tín nhiệm của bệnh nhân trong nước cũng như của nước bạn Campuchia. Bệnh viện đã và đang áp dụng những kỹ thuật mới, những phương pháp mới trong chẩn đoán và điều trị nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, sánh ngang tầm các nước trong khu vực và trên thế giới.

Điện thoại: 0283 8554 269

Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP Hồ Chí Minh

Bệnh hen suyễn nguy hiểm như thế nào?Phòng khám chuyên khoa hô hấp Phổi Việt

Địa chỉ: 22 Ngô Quyền, phường 5, quận 10, TP Hồ Chí Minh

Thời gian làm việc: 7h00 tới 11h30, 13h30 tới 20h00 từ thứ 2 tới thứ 7, chủ nhật và ngày lễ nghỉ.

Phòng khám chuyên điều trị các bệnh chuyên sâu về hô hấp ở người lớn và trẻ em như: Hen suyễn, Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh giãn phế quản, điều trị nghiện thuốc lá, bệnh nhiễm trùng hô hấp, bệnh ung thư phổi, bệnh lao phổi và lao ngoài phổi, hiện tượng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ, chứng rối loạn giấc ngủ, các bệnh hô hấp hiếm gặp và khó trị và các bệnh hô hấp khác.

Tại đây, người bệnh được các bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp thăm khám. Trong đó có BS Nguyễn Hồng Đức, BS Nguyễn Thanh Thúy, BS Lê Khắc Bảo, BS Quách Minh Phong...cùng đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo.

Phòng khám được trang bị các hệ thống y tế, trang thiết bị hiện đại như: máy đa ký giấc ngủ, máy đánh giá và theo dõi hen suyễn Feno, máy đánh giá chức năng Phổi Fot.

Trương Thủy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!