Khi một phụ nữ mắc bệnh này, mô trong nội mạc tử cung sẽ bắt đầu sinh trưởng ra khỏi tử cung. Nơi diễn ra sự sinh trưởng này gọi là nơi tích tụ mô ngoài tử cung – là phần bên ngoài bề mặt tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng, dây chằng tử cung, ruột, bàng quang, phần bên trong âm đạo và trực tràng, khoang bụng.
Điều gì gây ra bệnh lạc nội mạc tử cung?
Bác sĩ vẫn chưa chắc chắn được căn nguyên của bệnh này. Họ chỉ biết rằng người dễ mắc phải bệnh này là các thiếu nữ hay phụ nữ có người thân trong gia đình bị bệnh lạc nội mạc tử cung.
Có một số giả thuyết cho rằng khi kinh nguyệt còn đọng lại trong ống trứng, mang theo mô và mảng tử cung. Kết quả là mô được đưa ra và phát triển ngoài tử cung.
Một ý kiến khác cho rằng các tế bào mô nội mạc tử cung di dời khỏi tử cung qua mạch máu hoặc mạch bạch huyết và phát triển tại nơi mới. Tuy nhiên một giả thuyết khác lại cho rằng các bé gái được sinh ra với những tế bào mô nằm sai vị trí sau này có thể trở thành bệnh lạc nội mạc tử cung. Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu các trường hợp nhằm giúp các bác sĩ hiểu và điều trị căn bệnh này.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung là gì?
Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh lạc nội mạc tử cung là cảm thấy đau dữ dội ở vùng khung chậu (bụng dưới). Cơn đau này có thể kéo dài liên tiếp và kết hợp với nguyệt san của nữ giới. Những cơn đau nhẹ khoảng vài ngày trước hay sau kỳ kinh nguyệt là chuyện bình thường, nhưng cơn đau dữ dội và kéo dài suốt cả ngày là không bình thường chút nào. Với bệnh lạc nội mạc tử cung, đau bụng thường nặng tới mức các bé gái phải nghỉ học, nghỉ chơi thể thao và các hoạt động khác.
Một số triệu chứng có thể thấy gồm:
- Đau bụng dưới trở nên nặng hơn sau khi quan hệ hoặc sau khi kiểm tra bụng dưới.
- Nguyệt san kéo dài.
- Đau thắt lưng.
- Táo bón, tiêu chảy hoặc đau và ra máu khi tắm (bệnh lạc nội mạc tử cung có thể gây tác động lên một số cơ quan hệ tiết niệu như bàng quan, ruột, trực tràng).
Nếu bạn thấy mình có những triệu chứng này, không hẳn là bạn đã mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Nhiều bệnh khác chẳng hạn như nhiễm trùng cũng gây ra những triệu chứng tương tự. Bạn cần phải đến bác sĩ ngay khi thấy những triệu chứng trên, đừng ngần ngại khi đi khám bác sĩ phụ khoa, vì bệnh có thể trở nên nặng hơn nếu không chữa trị kịp thời.
Những phương pháp nào dùng để chẩn đoán bệnh lạc nội mạc tử cung?
Chẩn đoán bệnh lạc nội mạc tử cung không hề dễ dàng. Có nhiều yếu tố dẫn đến đau bụng dưới, nên ngay cả khi có dấu hiệu, bác sĩ cũng sẽ không loại trừ các bệnh khác.
Ngoài kiểm tra sức khỏe, bác sĩ có thể tìm hiểu lịch sử bệnh án của bạn bằng cách trao đổi về những triệu chứng bạn đang có, tình hình sức khỏe trước đây của bạn, của gia đình bạn và các loại thuốc bạn đang sử dụng, bạn có bị dị ứng không, nguyệt san và cả việc quan hệ tình dục của bạn, v…v… Bạn cần phải trả lời thành thật những câu hỏi trên vì từ đó bác sĩ mới chẩn đoán được bệnh cho bạn.
Dựa vào những triệu chứng, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn ghi chép lại các lần đau bụng, nhằm lưu lại thông tin mỗi cơn đau của bạn.
- Phân loại (đau nhói? âm ỉ? co rút?);
- Vị trí (đau nơi nào trên cơ thể?);
- Thời gian (cơn đau kéo dài bao lâu?);
- Thời điểm (cơn đau có liên quan tới chu kỳ không? có thấy đau khi đi tắm không?);
- Mức độ (cơn đau nặng thế nào, xếp theo thang từ 1 tới 10);
- Cách điều trị (bạn đã làm gì để bớt đau? có hiệu quả không? hay chỉ làm cơn đau tệ hơn?).
Mức độ dữ dội của cơn đau không có nghĩa là bệnh lạc nội mạc tử cung sẽ nặng tương tự. Một cô gái có thể có thể đau ít nhưng bệnh lại tiến triển nhanh hơn hoặc đau nhiều nhưng bệnh nhẹ hơn. Mỗi người là một trường hợp khác nhau.
Cách duy nhất để biết chắc có bị lạc nội mạc tử cung hay không là trải qua một cuộc tiểu phẫu nội soi bụng. Thủ thuật này cho phép bác sĩ biết được bạn có bị lạc nội mạc tử cung không, và nếu có bị thì bệnh có nặng không. Khi được gây mê, bác sĩ sẽ tạo một vết cắt nhỏ gần rốn và gắn một ống nhỏ vào (gọi là ống soi phúc mạc) đóng vai trò như một máy quay mini giúp bác sĩ quan sát được các cơ quan trong bụng. Trong suốt quá trình nội soi, khoang bụng được bơm khí để bác sĩ có thể quan sát rõ hơn. Bác sĩ cũng có thể thực hiện sinh tiết, lấy ra một lượng mô bên ngoài tử cung bằng cách quan sát dưới kính hiển vi. Nếu phát hiện những tế bào mô nằm ngoài tử cung, bác sĩ sẽ lấy chúng ra.
Ngay cả khi những triệu chứng này khớp với bệnh lạc nội mạc tử cung, bác sĩ có thể không có ý định thực hiện nội soi bụng ngay, thay vào đó là thực hiện kiểm tra bằng siêu âm giúp thấy được hình ảnh của vùng bụng, như là sóng siêu âm hay hình ảnh của sự cộng hưởng từ (MRI). Những biện pháp này giúp loại trừ bớt nguyên nhân có thể gây ra các triệu chứng. Các bác sĩ có thể yêu cầu dùng thuốc chống viêm không steroid. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc ngừa thai, không phải nhằm mục đích tránh thai mà để giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là cơn đau liên qua đến bệnh lạc nội mạc tử cung.
Lạc nội mạc tử cung được điều trị như thế nào?
Bệnh lạc nội mạc tử cung không thể chữa khỏi nhưng có thể kiểm soát được các triệu chứng.
Bác sĩ thường kê đơn thuốc ngừa thai vì trong thuốc có hormone ngăn sự rụng trứng (hiện tượng trứng rơi khỏi buồng trứng hằng tháng). Nếu một cô gái không rụng trứng, các mô bên ngoài tử cung sẽ không tích tụ nhiều, và các cơn đau của bệnh lạc nội mạc tử cung sẽ thuyên giảm.
Những loại thuốc khác được dùng để chữa bệnh này cũng hoạt động tương tự như thuốc tránh thai, điều chỉnh lượng hormone làm tăng hay giảm các mô bên ngoài tử cung tích tụ. Bác sĩ thường không khuyên các bé gái dùng biện pháp này cho tới khi hết tuổi dậy thì.
Phẫu thuật là một liệu pháp hiệu quả nếu thuốc không có tác dụng. Bác sĩ có thể di dời các mô tích tụ bên ngoài tử cung bằng phương pháp nội soi bụng, nhiều đã thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm nhưng sẽ cảm thấy đau lại nếu sau một thời gian các mô lại tích tụ. Nội soi bụng là liệu pháp phẫu thuật phổ biến nhất cho bệnh lạc nội mạc tử cung, mặc dù trong một số trường hợp đặc biệt có thể cần những ca phẫu thuật lớn hơn.
Bác sĩ cũng thường đề nghị trong tuổi vị thành niên thay đổi một số thói quen hằng ngày. Chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục điều độ, một số bài tập thư giãn như yoga hay thiền cũng khá bổ ích.
Khi mắc bệnh lạc nội mạc tử cung, bạn sẽ cảm thấy như thế nào?
Ngoài cơn đau, những hậu quả khác có thể mọi việc tệ hơn. Một số nữ sinh thấy khó giải thích với bạn bè và thầy cô lý do mình nghỉ học, ngừng chơi thể thao hay các hoạt động khác. Nếu bạn thấy ngại ngùng khi nói ra, hãy nhờ bác sĩ viết thông báo nhỏ cho giáo viên và huấn luyện viên để bạn không phải tự mình giải thích. Bạn còn có thể trao đổi với họ để không lỡ mất những bài tập quan trọng hay các trò vui ở trường học.
Ngày nay, các bác sĩ đã có khả năng chẩn đoán bệnh lạc nội mạc tử cung tốt hơn. Một khi được xác định mắc bệnh, nhiều bạn gái sẽ cảm thấy bệnh đỡ hơn nhờ có thuốc. Thuốc cũng giúp kiểm soát cơn đau để họ có thể tham gia những hoạt động mà họ thích.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!