Nấm móng là một bệnh hay gặp ở những người lao động chân tay, làm việc trong môi trường vệ sinh kém, thường xuyên tiếp xúc với nước. Vậy bệnh nấm móng có lây không? Cùng theo dõi bài viết của Lily & WeCare để tìm đáp án cho câu hỏi này nhé!
Nguyên nhân bệnh nấm móng
Bệnh nấm móng (onychomycosis) xảy ra khi một hoặc nhiều móng bị nhiễm nấm. Nấm móng chiếm khoảng một nửa số trường hợp bị bệnh ở móng. Bệnh thường xảy ra khi móng phải liên tục tiếp xúc với môi trường ấm và ẩm ướt. Nấm móng khó điều trị và có thể tái phát.
Thời tiết nóng ẩm mùa hè hoặc vệ sinh kém, người ra nhiều mồ hôi, đặc biệt là vùng quanh móng chân, móng tay...là một trong những yếu tố thuận lợi cho nấm ăn móng sinh sôi và phát triển. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh chủ yếu như:
Do nấm gây nên: Loại nấm thường gặp nhất là nấm sợi nấm sợi Trichophyton (T. rubum hoặc T. menta – rophyles), Candida.
Do vi khuẩn: Bệnh do vi khuẩn gây ra có khả năng lây lan rất nhanh, thường gây tổn thương, đau nhức ở vùng móng chân, móng có nhiều chất sừng.
Vệ sinh cơ thể không sạch sẽ.
Vùng móng chân, móng thường xuyên xảy ra các chấn thương nhẹ.
Sử dụng găng tay, tất và giày kín trong thời gian dài.
Thường xuyên tham gia các hoạt động công cộng như đi bơi, tập gym...
Dùng chung đồ cá nhân với người bệnh.
Gia đình hoặc những người sống cùng có người bị mắc bệnh.
Dấu hiệu và cách chẩn đoán bệnh nấm móng
Dấu hiệu bệnh nấm móng
Khi móng tay xuất hiện những dấu hiệu bất thường dưới đây, rất có thể bạn đã bị bệnh nấm móng:
Móng bỗng dưng trở lên dày, giòn, khô hoặc xốp, dễ gãy và không còn độ bóng. Bề mặt móng xù xì, phủ một lớp như cám mịn, có vết ngang dọc lằn trên móng.
Màu sắc móng thay đổi, có màu ố vàng, nâu hoặc đen do các mảnh vụn của móng bị bệnh gây ra.
Viêm móng làm đau, sưng đỏ và chảy máu, xuất hiện mủ. Lúc này, bạn sẽ có cảm giác đau nhức rất khó chịu.
Bệnh nấm móng thường gặp ở một số móng tay, chân ít khi là tất cả các móng.
Móng bị bệnh xuất hiện mùi hôi khó chịu. Phần dưới móng cũng có thể bị bong tróc dẫn đến tổn thương.
Viêm móng làm đau, sung đỏ và xuất hiện mủ.
Chẩn đoán bệnh nấm móng
Xuất hiện ở từng móng một, sau thời gian nếu không điều trị kịp thời sẽ lan ra các móng khác.
Bệnh biểu hiện, tấn công từ phía ngoài, bờ móng.
Đốm trắng to dần, móng dày lên, trắng, lâu ngày ăn dần móng.
Có thể mắc kèm bệnh hắc lào ở mông, bàn tay, chân, bẹn.
Nấm dương tính khi làm xét nghiệm bệnh.
Bệnh nấm móng có lây không?
Bệnh nấm móng xuất phát từ các loại nấm sợi tơ, nấm mốc và nấm Candida. Chúng sẽ ăn vào móng nhanh chóng làm móng chuyển sang màu nâu hoặc màu vàng có những đốm trắng li ti. Móng trở nên dễ gãy hơn và bong tróc, mủ. Khi ngửi tay thì thấy có mùi hôi và lớp sừng ở dưới móng dày lên.
Bệnh nấm móng thể lây từ người này qua người khác bởi vì nấm có thể sống được trong không khí ẩm, đất nên người đi chân đất dễ bị. Nhiễm nấm cũng có thể xảy ra trong buồng tắm, bồn tắm, phòng thay đồ hoặc khi làm móng, cắt móng chung với người bị nấm móng.
Căn bệnh này rất dễ lây lan không chỉ trên một cơ thể mà còn lây lan từ người này qua người khác khi tiếp xúc trực tiếp. Nếu dùng chung các đồ vật với người bị nấm móng thì khả năng lây bệnh là rất cao. Do đó, người bị nấm móng cần dùng đồ đạc riêng của mình để không lây cho người khác.
Khi có dấu hiệu của bệnh nấm móng ở tay hoặc chân thì cần đi khám tại chuyên khoa da liễu để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị thích hợp. Người bị nấm móng phải có ý thức chữa trị dứt điểm để bệnh không lây cho người khác.
Hiện nay, có rất nhiều cách chữa nấm móng khác nhau bằng cách sử dụng thuốc bôi, thuốc uống do bác sĩ kê đơn; không tiếp xúc với nguyên nhân gây bệnh; cắt, tỉa móng để hạn chế sự lây lan của nấm. Dù lựa chọn cách điều trị nào thì bạn cũng nên kiên trì thực hiện cho tới khi nấm móng được chữa khỏi hoàn toàn.
Cách phòng bệnh nấm móng
Điều trị tận góc nấm móng cần thời gian dài vì vậy đòi hỏi bạn phải thật kiên nhẫn. Bên cạnh sử dụng các loại kem, thuốc bôi kết hợp thuốc uống, bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp phòng bệnh nấm móng như sau:
Luôn giữ cho tay chân luôn sạch sẽ.
Không sử dụng găng tay, tất và giày kín trong thời gian dài mà thay vào đó có thể chọn những đôi giày dép thoáng khí hay găng tay có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
Không nên mang giày dép quá rộng hoặc quá chất, nên lựa chọn những đôi giày vừa chân, êm ái và thoải mái khi đi.
Hạn chế hoạt động ở các nơi công cộng.
Không dùng chung vật dụng cá nhân như quần áo, giày dép với những người mắc bệnh.
Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ khi dùng thuốc trị nấm.
Báo bác sĩ các bệnh khác bạn mắc phải cũng như các loại thuốc đang dùng.
Rửa sạch và kiểm tra chân mỗi ngày. Giữ chân khô ráo. Báo cáo dấu hiệu nhiễm trùng (sưng tấy, chảy mủ) cho bác sĩ.
Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh nên đến gặp ngay bác sĩ để được điều trị tích cực, đúng thời gian và liều lượng để tránh bệnh tiến triển nặng hơn cũng như dễ tái phát sau lành bệnh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!