Bệnh nhân mắc những bệnh này cẩn thận với món hành muối trên mâm cơm Tết

Bạn Cần Biết - 04/18/2024

Hành muối là món ăn truyền thống của gia đình Việt. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hầu như gia đình nào cũng chuẩn bị một hũ hành để ăn cùng bánh chưng, thịt đông... Tuy nhiên, Lily & WeCare khuyên bạn, nếu bạn hoặc người thân của bạn có mắc phải những căn bệnh dưới đây thì không nên ăn hành muối để đảm bảo sức khỏe.

Hành muối là món ăn truyền thống của gia đình Việt. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, hầu như gia đình nào cũng chuẩn bị một hũ hành để ăn cùng bánh chưng, thịt đông... Tuy nhiên, Lily & WeCare khuyên bạn, nếu bạn hoặc người thân của bạn có mắc phải những căn bệnh dưới đây thì không nên ăn hành muối để đảm bảo sức khỏe.

Bệnh nhân mắc những bệnh này cẩn thận với món hành muối trên mâm cơm Tết

1. Những lợi ích của hành muối

Hỗ trợ tiêu hóa

Hành muối là món ăn được lên men nên chứa nhiều men vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa. Trong dịp Tết, nếu bạn ăn quá nhiều món ăn chứa chất béo như thịt đông, bánh chưng... thì ăn hành muối để giảm hiện tượng chướng bụng, khó tiêu...

Bệnh nhân mắc những bệnh này cẩn thận với món hành muối trên mâm cơm Tết

Tăng cường miễn dịch

Hành muối vị hăng nên giúp lưu thông máu, tăng cường tiết mồ hôi. Trong thời tiết lạnh, hành có tác dụng tránh nhiễm trùng, giảm sốt, chống cảm lạnh và cảm cúm rất tốt.

Giảm cholesterol

Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể giảm đáng kể lượng cholesterol cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.

Phòng chống ung thư ruột kết

Fructo-oligosaccharides trong hành kích thích sự tăng trưởng của vi khuẩn có lợi trong ruột kết và giúp giảm nguy cơ phát triển khối u ở ruột kết.

Lợi tiểu

Hành có tác dụng giữ nước để tránh sỏi tiết niệu, viêm khớp và bệnh gout.

2. Những người không nên ăn hành muối

Dù hành muối rất có lợi cho sức khỏe, nhưng loại thực phẩm này không nên ăn nhiều. Do hành muối là thực phẩm nên men và có rất nhiều muối nên những người có bệnh dưới đây không nên ăn:

Người bị viêm loét dạ dày

Hành muối được lên men nên chứa nhiều axit, vì vậy, những người bị viêm loét dạ dày và mắc các chứng rối loạn tiêu hóa không nên ăn.

Nếu có những bệnh này mà ăn hành muối, dạ dày tiết dịch vị nhiều khiến cho bệnh càng thêm nặng. Những trường hợp bị viêm loét dạ dày hoặc mắc các chứng bệnh về rối loạn tiêu hóa khi mang thai thì không nên thử món hành muối. Bản chất của hành muối là chứa nhiều chất chua, khiến dạ dày tiết dịch vị nhiều hơn và làm bệnh tiến triển nặng hơn.

Bệnh nhân mắc những bệnh này cẩn thận với món hành muối trên mâm cơm Tết

Người có bệnh suy thận

Hành muối chứa hàm lượng muối cao nên người mắc bệnh suy thân không nên ăn loại thực phẩm này. Nếu ăn loại thực phẩm này sẽ làm muối đọng lại trong cơ thể gây phù, cao huyết áp cho người bệnh. Khi cả hai thận đều bị suy, muối sẽ không được loại bỏ mà đọng lại trong cơ thể. Khi đó phù, cao huyết áp sẽ xuất hiện, gây suy tim, ứ nước trong phổi và tổn thương các mạch máu. Vì vậy phải giới hạn muối tối đa để tránh cao huyết áp. Khi nào huyết áp chưa bình thường tức là cơ thể còn chứa quá nhiều muối. Chế độ kiêng muối không những bắt buộc không được cho thêm muối vào thức ăn mà còn phải kiêng cả các loại thức ăn có chứa nhiều muối như hành muối.

Bệnh nhân ung thư

Trong dưa muối có chứa Nitrat, khi vào dạ dày dưới tác dụng của môi trường, dạ dày sẽ kết hợp với các acid amin trong thực phẩm, tức là đạm đã thủy phân từ các loại thực phẩm khác như cá, tôm, thịt nhất là mắm tôm nó biến thành nitrosamine.

Chất nitrosamine qua nhiều nghiên cứu cho thấy có khả năng gây ung thư trên động vật thực nghiệm. Mặc dù trên người chưa có một nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra rằng nitrosamine gây ung thư cho người tuy nhiên chúng ta cũng nên hết sức lưu ý về trường hợp này.

Những lưu ý khi muối dưa hành

Dụng cụ muối dưa hành cũng có thể là tác nhân gây độc hại vì vậy khi có nhu cầu bạn nên muối ở những vại sành, sứ, gốm. Nhưng cũng cần lưu ý, nếu vại nén cà làm từ nguồn đất nung có nhiễm kim loại nặng thì kim loại nặng từ dụng cụ muôi có thể thôi ra nước cà, dưa muối. Nước này nếu ăn vào có thể bị nhiễm thủy ngân, chì,... Không dùng đồ sứ màu nổi bật, hoa văn trong gốm sứ có nhiều trì có thể gây độc.

Bệnh nhân mắc những bệnh này cẩn thận với món hành muối trên mâm cơm Tết

Nếu muối bằng đồ nhựa thì nên dùng những dụng cụ y tế theo hướng dẫn của Bộ y tế. Nên dùng đồ nhựa màu trắng có đô dẻo, độ bền, sản xuất chủ yếu từ nhựa PVC (Polyvinylclorua ), không nên dùng hộp nhựa màu muối cà, vì trong dưa, cà có acid khi đựng trong hộp sẽ không tốt cho người sử dụng.

Khi bảo quản hành muối các bạn nên hết sức lưu ý bảo quản ở nơi thoáng mát , khi ăn dùng đũa sạch gắp dưa hành ra, rửa qua bằng nước sôi để nguội hoặc nước muối pha loãng, sau đó bóc vỏ ngoài, lấy phần trắng nõn để ăn.

Hồng Nhung

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!