Bệnh sởi có phải bệnh thủy đậu không?

Kiến Thức Y Học - 05/04/2024

Bệnh sởi có phải là bệnh thủy đậu không là thắc mắc của nhiều người. Do bệnh sởi và thủy đậu có một số biểu hiện khá giống nhau hơn nữa có tốc độ lây lan nhanh, cả 2 bệnh đều do virus gây ra. Chính vì thế, không ít người nhầm lẫn khiến việc điều trị không đúng, làm kéo dài thời gian phát bệnh thậm chí dùng nhầm thuốc có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cũng như có thể gây tử vong. Hôm nay, Lily & WeCare sẽ giúp bạn đọc hiểu một cách rõ ràng nhất về bệnh sởi và bệnh thủy đậu.

Bệnh sởi có phải là bệnh thủy đậukhông là thắc mắc của nhiều người. Do bệnh sởi và thủy đậu có một số biểu hiện khá giống nhau hơn nữa có tốc độ lây lan nhanh, cả 2 bệnh đều do virus gây ra. Chính vì thế, không ít người nhầm lẫn khiến việc điều trị không đúng, làm kéo dài thời gian phát bệnh thậm chí dùng nhầm thuốc có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe cũng như có thể gây tử vong. Hôm nay,Lily & WeCaresẽ giúp bạn đọc hiểu một cách rõ ràng nhất về bệnh sởi và bệnh thủy đậu.

Bệnh sởi có phải bệnh thủy đậu không?

Phân biệt bệnh sởibệnh thủy đậu

Bệnh sởi là bệnh như thế nào?

Thời gian ủ bệnh và phát bệnh

Bệnh sởi có thể xuất hiện quanh năm, thường xảy ra vào mùa đông xuân. Đặc biệt là lúc giao mùa, sức đề kháng của trẻ giảm do đó dễ nhiễm và lây lan bệnh.

Bệnh thường lây lan qua đường hô hấp. Thời gian ủ bệnh trong khoảng 10 ngày, do đó trẻ có thể dễ dàng bị lây nhiễm khi ở gần, tiếp xúc với nguồn bệnh ở những nơi công cộng, mẫu giáo, trường học.

Biểu hiện bệnh

Người mắc bệnh sởi thường có dấu hiệu đầu tiên là sốt. Khi đó trẻ có thể sốt cao khoảng 39 – 40 độ C, kèm theo sổ mũi, ho khiến trẻ mệt mỏi. Sau đó, cơ thể trẻ nổi các ban đỏ, các nốt ban sẽ theo trình từ tự mặt sau đó lan xuống ngực và lan xuống toàn thân. Các nốt ban đỏ này thường nhỏ li ti, nổi mẩn trên da như rôm, ngứa ngáy khó chịu. Thường các nốt ban này sẽ nổi từ ngày thứ 3 sau khi sốt sau đó các nốt ban sẽ mất dần. Khi khỏi bệnh hoàn toàn không để lại sẹo.

Bệnh sởi có phải bệnh thủy đậu không?

Ngoài các triệu chứng sốt cao và phát ban thì trẻ có thể sẽ nổi hạch, viêm kết mạc mắt...

Các biến chứng có thể xảy ra khi bị sởi như: Viêm não, viêm phổi, mù lòa hoặc thậm chí là tử vong nếu không biết cách chăm sóc, điều trị.

Điều trị sởi như thế nào?

Người bị sởi thường được nằm cách ly, tránh gió lạnh, khi sốt có thể dùng thuốc hạ sốt, ăn thức ăn mềm, hạn chế tiếp xúc và thường xuyên đeo khẩu trang.

Người bệnh lưu ý, tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc Đông y, nếu dùng thuốc kháng sinh thì phải được sự đồng ý của bác sĩ.

Trường hợp trẻ sốt cao liên tục, khó thở, tiêu chảy mất nước, ho nhiều... thì lúc người nhà bệnh nhân phải đưa đến bệnh viện điều trị để tránh biến chứng nguy hiểm.

Để phòng bệnh, biện pháp tốt nhất là tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi.

Bệnh thủy đậu là gì?

Thời gian ủ bệnh và phát bệnh

Bệnh thủy đậuthường xuất hiện từ tháng 2 sau đó kéo dài đến tháng 6, thời gian phát dịch cao điểm là tháng 3 và tháng 4, khoảng giao giữa mùa xuân và mùa hạ.

Bệnh thường lây lan qua đường hô hấp và tiếp xúc qua da. Thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 10 – 14 ngày, sau khi tiếp xúc với nguồn bệnh.

Biểu hiện bệnh

Khác với bệnh sởi, khi bị thủy đậu, người bệnh sẽ bị sốt nhẹ khoảng 38 độ C hay sốt cao 39 – 40 độ C, biếng ăn, người mệt mỏi. Trên cơ thể xuất hiện các mụn nước trên mặt, chân tay, sau đó lan ra toàn thân. Mụn có đường kích từ 1 – 3 mm, bên trong chứa dịch trong hoặc màu đục, mụn nước giống phỏng. Khi đó người bệnh thường ngứa và muốn gãi mụn nước đó ra, khiến dịch trong mụn bắn ra, dịch đó dính ở đâu thì mụn sẽ mọc ở đó. Chính vì vậy nên rất dễ bị lây nhiễm cho những người xung quanh.

Bệnh sởi có phải bệnh thủy đậu không?

Nếu được chăm sóc và điều trị thì bệnh thường kéo dài từ 7 – 10 ngày, sau đó các nốt mụn sẽ khô và bong vảy dần. Thường bệnh sẽ không để lại sẹo, nhưng với những nốt mụn bị bóc vảy sớm có thể để lại sẹo lõm trên da.

Điều trị bệnh thủy đậu như thế nào?

Đối với bệnh thủy đậu, việc chăm sóc da cho người bệnh là rất quan trọng. Biến chứng nhiều nhất của thủy đậu chính là nhiễm trùng nốt rạ, độ nặng có thể làm nhiễm trùng máu hoặc nhiễm trùng sâu sẽ để lại sẹo. Khi nốt rạ bị vỡ, cố gắng không để bệnh nhân gãi vào nhằm giảm khả năng bội nhiễm.

Bệnh sởi có phải bệnh thủy đậu không?

Người lớn và trẻ nhỏ đều cần phải được tiêm vắc-xin để phòng tránh. Nếu chăm sóc tốt bệnh sẽ tự khỏi, bệnh nhân nào có sức đề kháng tốt thì các nốt rạ xuất hiện ít và ngược lại. Việc dân gian cho rằng cần trùm kín để các nốt phát ra nhiều mới mau lành bệnh, đã làm ủ ẩm vùng da có các nốt rạ khiến các mụn nước bị bưng bít, gây mủ và khuẩn trùng.

Như vậy với những thông tin Lily & WeCarevừa chia sẻ, độc giả có thể biết và hiểu được bệnh sởi và bệnh thủy đậu là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, để giữ gìn sức khỏe, mọi người nên chủ động tiêm vắc-xin phòng bệnh. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe mạnh!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!