Bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi có nguy hiểm không, trẻ phải kiêng những gì?

Chăm Sóc Bé - 05/02/2024

Trẻ em giai đoạn dưới 1 tuổi với hệ miễn dịch non nớt thường là đối tượng dễ nhiễm khuẩn hàng đầu, đặc biệt trong mùa nóng và virus sởi là một trường hợp điển hình. Bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi thường nguy hiểm hơn do hệ miễn dịch của trẻ còn rất kém, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời còn có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của chúng.

Trẻ em giai đoạn dưới 1 tuổi với hệ miễn dịch non nớt thường là đối tượng dễ nhiễm khuẩn hàng đầu, đặc biệt trong mùa nóng và virus sởi là một trường hợp điển hình. Bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi thường nguy hiểm hơn do hệ miễn dịch của trẻ còn rất kém, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời còn có thể gây ảnh hưởng tới cuộc sống sau này của chúng.

Bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi có nguy hiểm không, trẻ phải kiêng những gì?

Triệu chứng nhận biết bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi

Sau khi virus sởi xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ có thời gian ủ bệnh từ 10 – 12 ngày trước khi phát triệu chứng. Bệnh sởi ở trẻ em có đặc điểm nhận biết đặc trưng như sau:

  • Trẻ có biểu hiện sốt, mắt đỏ, sốt không quá cao nhưng thường dao động từ 38 – 39 độ C.

  • Mắt rất nhạy cảm với ánh sáng, trẻ bị sởi khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh thường có biểu hiện chảy nước mắt.

  • Cả người đau mỏi, không có sức, uể oải, trẻ quấy khóc.

  • Nội ban xuất hiện trước với những hạt nhỏ nổi lên phía trong má (niêm mạc má)

  • Sau loạt biểu hiện sốt, cơ thể trẻ sẽ phát ban bên ngoài, đó là những nốt đỏ chằng chịt xuất hiện tại mặt, thân người, tay, chân,...

Bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi có nguy hiểm không, trẻ phải kiêng những gì?

Các biến chứng của bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi

Biến chứng đường hô hấp

  • Viêm thanh quản: Giai đoạn đầu, Virus sởi sẽ khiến các nốt ban mọc lên, gây khó thở và co thắt thanh quản ở giai đoạn sớm. Còn khi đã muộn, do bội nhiễm, làm xuất hiện sau mọc ban, nếu nặng hơn sẽ gây sốt cao, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, người tím tái.
  • Viêm phế quản: Là do bội nhiễm mà thành, thường xuất hiện vào thời kỳ cuối khi mọc các nốt ban. Với các biểu hiện là: sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, lúc này phim X quang đã nhận được hình ảnh của viêm phế quản.
  • Viêm phế quản – phổi: Đây là biến chứng do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau khi sởi mọc ban. Biểu hiện nặng: sốt cao khó thở, nghe phổi có nhiều âm ran phế quản, bạch cầu tăng. Trên phim Xquang cho thấy có nốt mờ rải rác hai phổi. Biến chứng này rất nguy hiểm và thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.

Biến chứng thần kinh

  • Viêm não – màng não – tủy cấp: Đây là biến chứng có thể gây tử vong nhiều và thường gặp ở 0,1 – 0,6% tổng số bệnh nhân sởi. Bệnh bộc phát đột ngột, sốt cao và co giật, hôn mê, liệu tứ chi, liệt dây III, VII hoặc các hôi chứng nguy hiểm khác.
  • Viêm màng não: Có các loại như: Viêm màng não thanh dịch do virus sởi, viêm màng não mủ sau viêm tai do bội nhiễm và viêm não chất trắng bán cấp xơ hóa. Biến chứng này xuất hiện sau nhiều năm, diễn biến bất thường trong một thời gian dài và các bệnh nhân nhí chết khi tăng tương lực cơ và co cứng mất não.

Biến chứng đường tiêu hóa

  • Viêm niêm mạc miệng: Khi bệnh sởi phát ban cùng với sự phát triển của virus, do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent, chúng gây loét niêm mạc miệng, lan sâu rộng vào xương hàm làm hoại tử niêm mạc, viêm xương, rụng răng, hơi thở hôi thối.
  • Viêm ruột: Là do bội nhiễm các loại vi khuẩn như: shigella, E. coli...
  • Ngoài ra còn có các biến chứng khác như: Biến chứng tai – mũi – họng, lao, bạch cầu, ho gà...

Bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi có nguy hiểm không, trẻ phải kiêng những gì?

Trẻ dưới 1 tuổi bị sởi nên kiêng gì?

Khi trẻ bị sởi các mẹ thực hiện các biện pháp sau để bé của bạn nhanh khỏi bệnh:

  • Trẻ dưới 1 tuổi bị sởi thường rất nhạy cảm với ánh sáng, nhất là khi mắt đang bị đau nhức và ra ghèn gỉ. Mẹ nên dùng kèo rèm cửa để chắn sáng và cho bé ở trong phòng với ánh sáng yếu những vẫn đảm bảo thông thoáng.

  • Thường xuyên rửa mặt, lau miệng cho bé, đảm bảo phòng bé luôn được sạch sẽ, lau người bằng khăn mềm và sạch.

  • Kiêng gió, kiêng bẩn, cho trẻ ở những căn phòng sáng, thoáng nhưng không có gió lùa.

Bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi có nguy hiểm không, trẻ phải kiêng những gì?

  • Không cho trẻ ăn các loại đồ ăn chứa nhiều protein gây dị ứng.

  • Khi bị bệnh sởi, các mẹ nên cho bé ăn thức ăn vẫn còn nóng, dễ tiêu hóa và uống thật nhiều nước ép hoa quả. Bổ sung nhiều loại rau củ, chúng sẽ cung cấp cho bé đủ sức để nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

  • Các mẹ nên phải bổ sung nước cho con bởi nôn, sốt sẽ làm các con mất nước rất nhiều. Uống từ 6 – 8 cốc nước mỗi ngày để hạn chế mất nước. Nên tránh các loại nước trái cây, nước ép, nước ngọt có ga...

Lưu ý: nếu các bé không có biến chứng nào nặng nề thì tuyệt đối không dùng thuốc kháng sinh mà chỉ nên dùng B1, vitamin C liều cao. Nếu có dấu hiệu biến chứng thì nên hạ sốt cho bé hoặc đến bệnh viện để con được thăm khám, theo dõi và điều trị.

Hy vọng với thông tin bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổicó nguy hiểm không và cần kiêng kị những gì trên đây các mẹ sẽ có biện pháp chăm sóc con yêu của mình một cách hoàn hảo nhất giúp bé nhanh chóng lành bệnh, không để lại các biến chứng hay ảnh hưởng đến cơ thể. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, phát triển toàn diện và quý độc giả hãy luôn đồng hành ủng hộ cho Lily & WeCare để biết thêm nhiều thông tin thú vị nhé!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!