Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh, không được nhầm với sốt phát ban!

Chăm Sóc Bé - 05/02/2024

Nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn giữa bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ sơ sinh gây ra sai lầm nguy hiểm trong quá trình điều trị và chăm sóc, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như quá trình phục hồi sau này của trẻ.

Nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn giữa bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ sơ sinh gây ra sai lầm nguy hiểm trong quá trình điều trị và chăm sóc, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như quá trình phục hồi sau này của trẻ.

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh, không được nhầm với sốt phát ban!

Tổng quan về bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Sởi là bệnh lý phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh, do sự hình thành và xâm nhập của các loại virus cấp tính. Sởi cũng là bệnh lý truyền nhiễm với khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp và các dịch tiết từ tai – mũi – họng.

Tác nhân chủ yếu gây bệnh sởi là do chủng virus cấp tính có tên morbillivirus gây ra. Chủng virus này thuộc họ Paramyxoviridae và thường gây ra những biến chứng nguy hiểm, khó lường đối với sức khỏe của trẻ.

Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, trẻ sơ sinh có nguy cơ gặp phải các biến chứng về đường hô hấp cùng như các chức năng hoạt động của một số bộ phận như tim, thận, phổi, gây nguy hiểm tới sức khỏe và thậm chí là cả tính mạng của trẻ.

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh, không được nhầm với sốt phát ban!

Biểu hiện của bệnh sởi

Biểu hiện ban đầu của bệnh sởi và sốt phát ban có nhiều điểm giống nhau dẫn đến sự nhầm lẫn của các bậc phụ huynh như thời gian ủ bệnh đều từ 10 -15 ngày, có triệu chứng sốt cao từ 38 đến 39 độ C khiến trẻ sơ sinh cảm thấy mệt mỏi, lừ đừ, nhức mỏi cơ bắp, tiêu chảy, bỏ bú mẹ, sau đó là tình trạng nổi ban ở một số khu vực hoặc trên toàn bộ cơ thể.

Tình trạng nổi ban của sởi có nhiều điểm khác biệt mà cha mẹ có thể nhận ra bằng cảm quan bình thường:

Đối với sởi thì những nốt ban khi nổi lên trên cơ thể thường sẩn, cộm, xuất hiện một cách từ từ, bắt đầu từ tai, lan xuống cổ, rồi bụng và cuối cùng mới là chân. Những nốt ban đỏ sau khi tan dần thường để lại những vết thâm đặc trưng trên da (hay còn gọi là vằn da hổ). Ngoài ra đi kèm với biểu hiện phát ban, trẻ sơ sinh còn có có các triệu chứng đi kèm như chảy nước mắt, nước mũi, viêm họng, ho và lòng trắng mắt có thể biến đổi thành màu đỏ giống như bị bệnh đau mắt.

Biến chứng của bệnh sởi

Bệnh sởi do có những biểu hiện nặng nề trên mắt và tai – mũi – họng nên sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ sơ sinh nếu không được điều trị kịp thời bằng các sản phẩm thuốc chuyên biệt. Thêm vào đó virus gây bệnh lại là virus cấp tính nên sau khi vào cơ thể, chủng virus này có thể nhanh chóng gây viêm nhiễm các cơ quan nội tạng như phổi, tim, thận, não gây viêm phổi, viêm não, làm suy giảm chức năng hoạt động của tim và thận, đe dọa tính mạng của trẻ. Ngoài ra bệnh sởi cũng có thể tấn công làm hỏng giác mạc của trẻ sơ sinh, gây viêm loét hoặc thậm chí khiến trẻ mù lòa.

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh, không được nhầm với sốt phát ban!

Lưu ý trong điều trị và chăm sóc trẻ mắc bệnh sởi

Khi mắc bệnh sởi, trẻ cần được cách ly để không gây nhiễm bệnh cho những người khác. Nếu có triệu chứng sốt cao, cha mẹ nên cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt gốc Paracetamol để tránh tình trạng sốt quá cao gây co giật hoặc gặp các biến chứng lên não.

Ngoài ra nên bổ sung ngay lập tức vitamin A để giúp thuyên giảm tình trạng bệnh. Tuy nhiên lưu ý tham khảo bác sĩ liều lượng vitamin A phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ.

Chú ý bệnh sởi là căn bệnh lây nhiễm, nên khi chăm sóc trẻ, cha mẹ cần chú ý vệ sinh cá nhân đầy đủ với xà phòng diệt khuẩn và sử dụng khẩu trang để đảm bảo không mang mầm bệnh phát tán ra ngoài. Ngoài ra cũng cần đảm bảo cách ly trẻ ở một phòng riêng, thoáng mát, sạch sẽ, có ánh nắng mặt trời để giúp quá trình điều trị bệnh của trẻ đạt hiệu quả cao.

Cha mẹ cũng nên lưu ý bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của trẻ các loại thực phẩm có lợi cho hệ miễn dịch để giúp cơ thể trẻ tự chống chọi và loại bỏ virus gây bệnh. Các bà mẹ có con sơ sinh thường được khuyến khích sử dụng các loại thực phẩm bao gồm thịt bò, các loại rau xanh sẫm, các loại hạt ngũ cốc, hạt đậu và các loại hoa quả nhiều màu sắc để giúp tăng cường chất lượng cho sữa mẹ, giúp trẻ có được đề kháng miễn dịch tốt. Ngoài ra cũng nên lưu ý chia nhỏ bữa sữa của trẻ và không ép trẻ ăn để tránh tình trạng sợ bú sữa mẹ hoặc sặc sữa gây nguy hiểm cho trẻ.

Trường hợp trẻ sơ sinh có bất kỳ biểu hiện khác thường nào như da mặt tái đi, xỉu dần, khó thở, bỏ ăn, lừ đừ, cha mẹ cần đưa ngay tới các cơ sở y tế và bệnh viện gần nhất để các bác sĩ kịp thời có phương pháp điều trị và cấp cứu, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng của trẻ.

Bệnh sởi ở trẻ sơ sinh, không được nhầm với sốt phát ban!

Phòng ngừa bệnh sởi cho trẻ sơ sinh

Cách tốt nhất để phòng bệnh sởi là cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm vắc - xin theo khuyến cáo của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Các loại vắc - xin này đã được nghiên cứu và có khả năng phòng ngừa tới 90% căn bệnh sởi, giúp trẻ tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Mong rằng với những thông tin vừa rồi, cha mẹ có thể dễ dàng phân biệt được căn bệnh sởivà sốt phát ban để kịp thời có hướng điều trị đúng đắn cho trẻ, tránh khỏi những biến chứng sức khỏe nguy hiểm.

Thu Phương

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!