Bệnh tật đi kèm rối loạn tình dục ở nam giới cao tuổi

Sống khỏe mạnh - 05/05/2024

Ở người lớn tuổi, ngoài rối loạn cương còn có một số bệnh đồng hành như các bệnh tim mạch, đái tháo đường... khi tuổi càng cao.

Rối loạn tình dục ở nam giới lớn tuổi ( từ 45 tuổi trở lên) thường gặp nhất là rối loạn cương( RLC). Ở tuổi này đàn ông đang thành danh, sự nghiệp đang phát triển, ham muốn nhiều, triển vọng lớn, tuy nhiên cũng nhiều bức xúc, stress, lo âu từ đời sống xã hội hàng ngày. Một trong những biểu hiện rõ nhất của RLC ở người lớn tuổi là cương mà không đủ cứng và không cương cứng vào đúng lúc cần thiết.. RLC thường kèm theo nồng độ Testosteron (T)giảm nhưng vai trò của T chưa bao giờ được coi là duy nhất trong suy giảm tình dục ở nam giới lớn tuổi. Ở người lớn tuổi, ngoài RLC còn có một số bệnh đồng hành quan trọng là các bệnh tim mạch, đái tháo đường, các bệnh tâm thần, rối loạn mỡ máu...khi tuổi càng cao, các  bệnh này xuất nhiện càng nhiều.

- Rối loạn chuyển hóa(HCCH):Hội chứng chuyển hóa được coi là cụm dấu hiệu bệnh liên quan với tăng nguy cơ tim mạch ( hay gặp ở những bệnh nhân béo bụng và có kháng insulin). Hội chứng chuyển hóa và suy sinh dục ngày càng được chú ý hơn trước vì HCCH có tỷ lệ không giảm so với trước và suy sinh dục cũng nhiều hơn trước, được coi là thách thức lớn cho sức khỏe cộng đồng trong thế kỷ 21.

Nhiều tài liệu mới cho biết suy giảm tình dục chiếm 36-39% ở nam giới và 96% nam giới có HCCH bị RLC vì có lẽ do môi trường sống và các yếu tố như địa dư, dân tộc, cách sống và béo đều có quan hệ với HCCH. Bệnh nhân có HCCH đầy đủ hoặc không đầy đủ ví dụ chỉ có một hay nhiều thành tố: béo, huyết áp cao đều có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tuyến sinh dục, và ngược lại suy tuyến sinh dục cũng có thế ảnh hưởng xấu đến HCCH đến các thành tố riêng biệt của nó và có khi suy tuyến tình dục còn báo hiệu một tiên lượng không tốt, ví dụ như đột quỵ, suy mạch vành. Điều trị bằng T có thể cải thiện  các thành tố của HCCH, vì qua cách điều trị này cho những người suy giảm sinh dục có mức T thấp, cải thiện được tâm thế, khí sắc, cải thiện được cả cấu trúc cơ thể ( tăng lượng cơ, giảm lượng mỡ) và giảm một số bất thường khác.

Bệnh tật đi kèm rối loạn tình dục ở nam giới cao tuổi

Rối loạn tình dục ở nam giới lớn tuổi ( từ 45 tuổi trở lên) thường gặp nhất là rối loạn cương (Ảnh: Internet)

- Bệnh tim mạch và rối loạn cương:Các bệnh tim mạch ngày càng nặng thì nguy cơ RLC càng cao. RLC cũng tỷ lệ thuận với độ cao của huyết áo và số lượng các mạch máu bị tổn thương hay bị bệnh. Bệnh của một mạch gây RLC ít hơn bệnh nhiều mạch. RLC còn là dấu hiệu tiên đoán các bệnh thiếu máu cơ tim. Điện tâm đồ xác nhận điều đó.

- Bệnh đái tháo đường:RLC thường rất phổ biến ở người đái tháo đường. Tỷ lệ RLC ở những người có rối loạn chuyển hóa hydratcarbon cao hơn những người khỏe mạnh bình thường ( 26,7 so với 13%). Hơn nữa những người có rối loạn chuyển hóa thì RLC nặng hơn. Thực tế kháng insulin có vai trò chủ chốt trong bệnh sinh của rối loạn chuyển hóa và nguy cơ đái tháo đường tăng theo tuổi tác. Có sự hiện diện của đái tháo đường thì người đàn ông dễ bị rối loạn cương dương đái tháo đường gây ra những tổn thương cả ở thần kinh, ở mạch máu nhỏ và cả hai góp phần vào sự phát triển của RLC. Đái tháo đường càng nặng thì RLC càng khó chữa hơn và tỷ lệ RLC cũng cao hơn.

- Phì đại tuyến tiền liệt lành tính: Tỷ lệ phì đại tuyến tiền liệt lành tính đã được thực tế lâm sàng của các chuyên gia chăm sóc sức khỏe người lớn tuổi coi là cao lên theo tuổi tác. Phì đại tuyến tiền liệt càng to và tuổi tác càng cao càng làm tăng nguy cơ RLC.

- Tình trạng buồn tẻ của người lớn tuổi:Tình trạng cô đơn và buồn tẻ đơn điệu trong cách sống. Do đã hết tuổi lai động nên các mối quan hệ xã hội giảm đi nhiều, cách sinh hoạt của người lớn tuổi ảnh hưởng đến RLC. Tuy nhiên, tình trạng u sầy, buồn tẻ với RLC có vẻ chừng mực độc lập với tuổi tác. Nhiều cụ ông dù đã ở tuổi 80 vẫn thấy mạnh mẽ, linh hoạt, yêu đời, năng lượng phong phú và xúc cảm tình dục chẳng thua kém người trẻ mấy.

Điều trị và giảm thiểu RLC cho người lớn tuổi như thế nào:Những  thập kỷ cuối thế kỷ 20, nhiều biện pháp điều trị RLC đã được triển khai sử dụng ở châu Âu và Bắc Mỹ. Ngoài những phương pháp tây y hiện đại, nhiều biện pháp truyền thống vẫn được lưu hành như châm cứu, lá cây, rễ cây, các loại hạt hay dương vật các loại động vật như dê, gà, sừng tê giác... Ở Việt Nam, việc điều trị RLC được điều trị tại các cơ sở y tế công và tư. Bệnh nhân RLC phải tuân thủ chỉ định dùng thuốc của thày thuốc, không uống thuốc không có nguồn gốc xuất xứ trôi nổi trên thị trường hoặc nghe những quảng cáo không chính thống,  ngoài ra các quý ông cần bổ sung thêm thực phẩm chức năng gồm một số acid amin cần thiết; dùng các thuốc cổ truyền như sâm, cá ngựa, tắc kè với liều lượng phù hợp... Đặc biệt cần có chế độ  dinh dưỡng hợp lý, sinh hoạt lành mạnh, an toàn.

Hồng Lê

(Nội dung do Vụ Bà mẹ và Trẻ em, Bộ Y tế kiểm duyệt)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!