Bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?

Xét Nghiệm - 05/06/2024

Trong vài năm gần đây, bên cạnh những bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết thì chân tay miệng dường như trở thành một nỗi ám ảnh của rất nhiều cha mẹ khi có con nhỏ. Vậy, bệnh chân tay miệng trẻ em là gì? Trẻ bị tay chân miệng có tự khỏi không? Sau đây là những thông tin về các vấn đề phổ biến của bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh nên đọc để trang bị kiến thức cho mình.

Trong vài năm gần đây, bên cạnh những bệnh tiêu chảy, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết thì chân tay miệng dường như trở thành một nỗi ám ảnh của rất nhiều cha mẹ khi có con nhỏ. Vậy, bệnh chân tay miệng trẻ em là gì? Trẻ bị tay chân miệng có tự khỏi không? Sau đây là những thông tin về các vấn đề phổ biến của bệnh tay chân miệng, các bậc phụ huynh nên đọc để trang bị kiến thức cho mình.

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là gì?

Bệnh chân tay miệng là một dạng bệnh do nhiễm virus cấp tính gây ra, bệnh lây từ người sang người và đối tượng thường gặp là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và tập trung nhiều ở những bé dưới 3 tuổi. Bởi khả năng lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch và để lại nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện và hỗ trợ điều trị kịp thời nên bệnh chân tay miệng ở trẻ luôn là nỗi lo của cha mẹ cũng như các y bác sỹ.

Bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?

Diễn biến của bệnh chân tay miệng ở trẻ em?

Tùy vào cơ địa, mức độ nặng nhẹ mà mỗi trẻ sẽ có biểu hiện bệnh khác nhau nhưng sẽ đều trải qua 4 giai đoạn như sau:

Giai đoạn ủ bệnh

Sau khi nhiễm virus trong khoảng 3-7 ngày, bé vẫn bình thường và chưa có bất cứ triệu chứng nào.

Giai đoạn khởi phát

Bệnh chân tay miệng ở trẻ bắt đầu với triệu chứng sốt nhẹ, đau họng, đau miệng khiến cho trẻ mệt mỏi, lười ăn, bú ít hoặc bỏ bú, có thể có tiêu chảy hoặc không. Những biểu hiện của giai đoạn này khiến cho nhiều cha mẹ lầm tưởng là các biểu hiện mọc răng sữa hoặc viêm đường hô hấp trên nên rất dễ bỏ qua.

Giai đoạn toàn phát

Sau 1-2 ngày với các biểu hiện ở giai đoạn khởi phát, đến giai đoạn này, bé bị tay chân miệng sẽ xuất hiện các vết phát ban như sởi sau đó hình thành vết loét đỏ hoặc dạng phồng nước với đường kính 2-3 mm ở trong niêm mạc vòm họng, miệng, lợi, lưỡi, môi và lan dần ra vùng quanh miệng và cằm. Các vết loét sẽ khiến trẻ bị đau họng, đau miệng, chảy dãi nhiều gây khó khăn trong việc ăn uống nên trẻ sẽ lười ăn, bú ít, quấy khóc.. nhiều bé có thể có nôn.

Các vết phát ban và nốt phỏng do bệnh chân tay miệng ở trẻ em gây ra sẽ tiếp tục xuất hiện ở những vùng khác nhưng nhiều nhất là ở tay, chân đầu gối, mông.. Đường kính từ 2-5 mm hình bầu dục và ở giữa có màu xám sẫm. Có một số trẻ chỉ có biểu hiện loét ở miệng, các nốt ban, phỏng trên các vùng da khác rất ít, thậm chí chỉ là một vài nốt ban đỏ.

Các nốt phổng nước trong chân tay miệng ở trẻ nhỏ thường không gây ngứa, ấn không đau và nếu không bị bội nhiễm thì dịch bên trong chỉ là nước vàng mà không phải là dịch mủ. Đây là một trong những điểm cần lưu ý để phân biệt bé bị bệnh chân tay miệng với các bệnh khác.

Trẻ bị chân tay miệng có thể có sốt nhẹ do phản ứng kháng viêm của cơ thể và sự khích thích họng của các vết loét trong họng gây nôn. Tuy nhiên, nếu bé có biểu hiện sốt cao và nôn vọt hoặc nôn nhiều lần thì trẻ có nguy cơ biến chứng cao.

Bệnh chân tay miệng trẻ em có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về thần kinh, hô hấp, tim mạch sớm vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của giai đoạn này.

Giai đoạn lui bệnh

Thông thường, chỉ sau 7-10 ngày phát bệnh, trẻ em bị chân tay miệng sẽ phục hồi nếu không có biến chứng nguy hiểm

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em là nguyên nhân khiến bé hay giật mình, sốt cao kéo dài, khó hạ sốt, nôn ói nhiều, li bì, ngủ khó đánh thức, chân tay run rẩy.. là bé có thể đã có biến chứng và cần nhập viện ngay để kiểm tra. Khó thở, thở nhanh, mạch nhanh, huyết áp cao là những dấu hiệu cho thấy trẻ mắc tay chân miệng có biến chứng nặng và cần được cấp cứu ngay. Ở một bé 1,2,3 tuổi bị chân tay miệng, do sức khỏe yếu bệnh tiến triển xấu và rất nhanh gây ra các biến chứng viêm não, suy tim, suy hô hấp và tử vong.

Bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?

Phân biệt bệnh chân tay miệng ở trẻ với các bệnh khác?

Bệnh tay chân miệng trẻ em ở giai đoạn khởi phát có những triệu chứng rất dễ nhầm với các biểu hiện bệnh thông thường khác nên cha mẹ thường chủ quan để đến khi bệnh nặng mới cho bé đến bệnh viện khiến cho quá trình hỗ trợ điều trị gặp nhiều khó khăn.

Nhiệt miệng và chân tay miệng ở trẻ em: trẻ bị nhiệt miệng dễ nhâm với chân tay miệng là do trong miệng bé đều xuất hiện các vết loét khiên cho trẻ đau đớn và lười ăn. Thường thì các vết loét do nhiệt miệng gây ra có kích thước nhỏ hơn, số lượng ít và không có các nốt ban ở nơi khác.

Thủy đậu và dịch chân tay miệng ở trẻ em: thủy đậu cũng là một bệnh dễ nhầm với bệnh chân tay miệng ở trẻ em bởi hầu hết các triệu chứng ở hai bệnh này tương tự nhau. Tuy nhiên, bóng nước của tủy đậu thương có kích thước to nhỏ khác nhau trong khi bóng nước trong chân tay miệng lại khá đồng đều nhau. Ngoài ra, các vết phỏng trong thủy đậu mọc ở toàn thân trong khi ở tay chân miệng lại thường tập trung ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Chân tay miệng trẻ em và dị ứng: dị ứng thường chỉ xuất hiện ban hồng mà không có phỏng nước, có thể xuất hiện ở toàn thân hoặc khu trú tại một vùng.

Bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?

Mặc dù bệnh dễ lây lan và có các biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng nhưng bệnh chân tay miệng của trẻ em cũng không đáng sợ như nhiều người nghĩ bởi có rất ít trường hợp để lại biến chứng khi được hỗ trợ điều trị kịp thời. Bé bị chân tay miệng ở mức độ nhẹ có thể được hỗ trợ điều trị và theo dõi tại nhà, Tuy nhiên, khi nghi ngờ bé bị chân tay miệng thì dù là ở mức độ nào cũng cần phải đưa trẻ đến các cơ sở y tế để khám bệnh.

Hiện tại chưa có thuốc hỗ trợ điều trị đặc hiệu để hỗ trợ điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em, chỉ có thể sử dụng các biện pháp hỗ trợ điều trị hỗ trợ để làm giảm các triệu chứng của bệnh. hầu như ở tấc cả các bệnh viện đều xây dựng phác đồ hỗ trợ điều trị tay chân miệng ở bé dựa trên nguyên tắc cách ly, hạn chế tiếp xúc với nhiều người, hạ sốt nếu bé sốt tay chân miệng, bù nước và điện giải, đảm bảo dinh dưỡng, dùng kháng sinh khi có bội nhiễm.

Phần lớn em bé bị tay chân miệng sẽ sớm khỏi mà không để lại biến chứng khi được hỗ trợ điều trị cũng như chăm sóc đúng cách. Trẻ dưới 1 tuổi bị tay chân miệng còn bú mẹ vần phải duy trì bú mẹ. Những trẻ chân tay miệng đang ăn dặm vẫn phải đảm bảo chế độ ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng với 4 nhóm thực phẩm cơ bản trong mỗi bữa ăn. Đồ ăn khi bé bị chân tay miệng cần được chế biến nhừ, mềm, lỏng, dễ tiêu và để mát sẽ giúp trẻ chịu ăn hơn. Vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng nước sạch và xà phòng. Trước và sau khi tiếp xúc với trẻ bị chân tay miệng, người chăm sóc phải rửa sạch tay với xà phòng. Vệ sinh răng miệng bằng các loại nước súc miệng có tính sát khuẩn nhẹ như nước muối sinh lý 0,9%, Gel lidocain.. Để tránh bội nhiễm thì tại các vết phỏng nước bôi dung dịch sát khuẩn như xanh metylen, milian...

Bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?

Làm thế nào để phòng tránh bệnh chân tay miệng ở trẻ em?

Để phòng tránh chân tay miệng thì việc quan trọng nhất mẹ cần làm là luôn đảm bảo sức khỏe của con, một hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ giúp trẻ ít mắc các bệnh truyền nhiễm.

  • Hạn chế cho trẻ đến nơi tập trung đông người khi có đợt dịch, tránh không cho trẻ tiếp xúc với người bị bệnh.

  • Vệ sinh sạch sẽ nơi ở, đồ dùng của trẻ bằng các chất tẩy rửa chứa Cloramin B 2% hoặc các dung dịch tẩy trùng khác.

  • Sau mỗi đợt dịch, các đồ dùng của trẻ cần được tiệt trùng bằng cách luộc hoặc ngâm Cloramin B 2% trước khi rửa, giặt.

  • Tạo lập thói quen vệ sinh tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho trẻ.

  • Dạy trẻ không đút đồ chơi, tay vào miệng, tránh các tiếp xúc ôm, thơm, sử dụng chung đồ.. với các bạn cùng lớp để hạn chế nguy cơ lây nhiễm

Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với Xander

Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.

Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của Xander

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Bệnh tay chân miệng có tự khỏi không?

Giá gói xét nghiệm bệnh tay chân miệng

  • Tổng phân tích nước tiểu: 35,000 đồng
  • Công thức máu: 69,000 đồng
  • CRP định lượng: 88,000 đồng
  • Xác định Enoterovirus và EV71 bằng RT-PCR: 1,125,000 đồng

Tổng: 1,317,000 đồng

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Cảnh giác, bệnh tay chân miệng vào mùa!
  • 5 sai lầm khi chăm sóc trẻ mắc bệnh tay chân miệng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!