Trẻ em ở độ tuổi nào dễ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng nhất

Xét Nghiệm - 05/05/2024

Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em. Vậy độ tuổi nào dễ bị nhiễm bệnh nhất? Nên phòng chống bệnh thế nào?

Bệnh tay chân miệng là một trong những bệnh phổ biến ở nhiều quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ em. Vậy độ tuổi nào dễ bị nhiễm bệnh nhất? Nên phòng chống bệnh thế nào?

Trẻ em ở độ tuổi nào dễ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng nhất

Bệnh tay chân miệng chủ yếu xảy ra ở các trẻ dưới 10 tuổi, thường là bé dưới 5 tuổi, nhất là dưới 3 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì những triệu chứng càng nghiêm trọng hơn. Tất cả những ai chưa mắc bệnh đều có nguy cơ lây nhiễm khi tiếp xúc với các dụng cụ hay bề mặt bị nhiễm virus do người bệnh chạm vào, tuy nhiên không phải ai nhiễm virus cũng có biểu hiện của bệnh.

Trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bởi các em có khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn. Hầu hết những người lớn được miễn dịch nhưng các trường hợp thanh thiếu niên và người trưởng thành bị nhiễm Virus cũng không phải là hiếm.

Các chị em mang thai cần phòng tránh bệnh, không tiếp xúc gần gũi với người nhiễm bệnh bởi có khả năng lây nhiễm và truyền Virus sang cho con ngày trước khi sinh hay trong khi sinh.

Điều nên lưu ý là một người có thể bịnhiễm bệnh tay chân miệng nhiều lần bởi mỗi lần nhiễm bệnh, cơ thể chỉ tạo ra các kháng thể với một loại Virus nhất định. Vì thế đã từng nhiễm bệnh những người bệnh vẫn có thể mắc trở lại nếu mắc virus khác thuộc nhóm Enterovirus.

Trẻ em ở độ tuổi nào dễ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng nhất

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng

Những Virus thuộc nhóm Enterovirus là nguyên nhân gây ra bệnh tay chân miệng. Nhóm virus này bao gồm nhiều loại khác nhau như Poliovirus, Echovirus, Coxsackievirus và những loại Enterovirus khác.

Bệnh tay chân miệng xuất hiện chủ yếu là bởi virus Coxsackievirus A16 với ít biến chứng và thường tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể bắt nguồn từ những Virus nhóm Enterovirus, bao gồm vi rút Enterovirus 71 (EV71) với nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn tới tử vong.

Nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ như thế nào?

Khi thấy bé có các triệu chứng lâm sàng như dưới đây các mẹ cần đưa con tới thăm khác ở các cơ sở y tế uy tín.

- Giai đoạn ủ bệnh trong khoảng 3 - 7 ngày và thường không có triệu chứng.

- Giai đoạn khởi phát trong khoảng 1 - 2 ngày với những triệu chứng như sốt nhẹ, đau họng mệt mỏi,, biếng ăn, tiêu chảy vài lần/ngày.

- Giai đoạn toàn phát, tại thời điểm này có thể kéo dài 3 - 10 ngày với một số triệu chứng điển hình của bệnh như:

  • Trẻ bị loét miệng: những vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2 – 3mm ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi, gây đau miệng, bỏ bú, bỏ ăn, tăng tiết nước bọt.
  • Phát ban dạng phỏng nước: Tình trạng này ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông và tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) và sau đó có thể để lại vết thâm.
  • Xuất hiện các triệu chứng sốt nhẹ
  • Bị nôn
  • Nếu như trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có các nguy cơ biến chứng
  • Biến chứng về thần kinh, hô hấp, tim mạch thường xuất hiện sớm từ ngày thứ 2 – thứ 5 của bệnh.

- Giai đoạn lui bệnh, bệnh thường xuất hiện từ 3 - 5 ngày sau, trẻ hồi phục hoàn toàn nếu như không có các biến chứng.

Trẻ em ở độ tuổi nào dễ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng nhất

Biện pháp phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Để phòng chống, giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh tay chân miệngtới sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân cần thực hiện những biện pháp sau:

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ

Nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần/ ngày, đặc biệt khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi ẵm bế trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho bé.

Vệ sinh ăn uống

Thức ăn dành cho bé cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng; phải ăn chín uống sôi; những vật dụng ăn uống cần đảm bảo được rửa sạch trước khi sử dụng, tốt nhất là nên ngâm hoặc tráng nước sôi; dùng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho bé; không cho bé ăn mốc, ngậm mút đồ chơi, mút tay; không cho bé sử dụng khăn tay, khăn ăn, các vật dụng ăn uống khác như cốc, bát, thìa, đồ chơi,... chưa khử trùng.

Nên làm sạch đồ chơi, nơi sinh hoạt cho bé

Các hộ gia đình, nhà trẻ, các hộ trông trẻ tại nhà cần thường xuyên lau sạch những bề mặt, vật dụng tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, mặt bàn ghế, tay vịn cầu thang, sàn nhà với xà phòng hay các chất tẩy rửa thông thường.

Cần thu gom, xử lý chất thải của trẻ

Nên sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, chất thải, phân của bé cần được thu gom và xử lý, đồ vào nhà tiêu.

Trẻ em ở độ tuổi nào dễ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng nhất

Chú ý theo dõi, phát hiện sớm bệnh

Trẻ nhỏ cần được thường xuyên theo dõi về sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly và điều trị những trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho bé khác.

Cách ly, điều trị kịp thời khi phát hiện bệnh

Những nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung cũng như hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chú ý theo dõi sức khỏe của bé để kịp thời phát hiện, cách ly, đưa bé tới những cơ sở y tế uy tín để được điều trị kịp thời. Bé bị bệnh cần được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi phát hiện, không cho bé có nhiều hiện bệnh tới lớp cũng như chơi với các bé khác.

Qua bài viết này các mẹ đã biết thêm thông tin về bệnh tay chân miệng, từ đó nên có các biện pháp phòng tránh cho con em mình, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi - đối tượng dễ mắc bệnh nhất.

Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với Xander

Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu chobệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệubệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.

Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của Xander

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Chi tiết gói xét nghiệm tay chân miệng của Xander

  • Xét nghiệm xác địnhEnoterovirus và EV71 test nhanh (virus chính gây ra bệnh chân tay miệng): Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân do EV71 hay Enoterovirus-virus chính gây ra bệnh chân tay miệng
  • Xét nghiệm CRP định lượng: Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng nhẹ để theo dõi phát hiện biến chứng
  • Công thức máu: Giúp sàng lọc những bệnh lý đặc trưng bởi những thay đổi nghiêm trọng về số lượng tế bào máu (ví dụ trong các bệnh nhiễm trùng, một số bệnh ung thư, ở các bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại...)
  • Xét nghiệm ALT (GPT), AST (GOT): Kiểm tra chức năng gan, có thể đánh giá được sự hoạt động của gan có đang bị yếu tố nào gây ảnh hưởng hay không?
  • Xét nghiệm Creatinin, Ure (Máu): Kiểm tra chức năng thận, đánh giá tổn thương và biến chứng của bệnh

Trẻ em ở độ tuổi nào dễ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng nhất

Cách tính tổng giá xét nghiệm

Giá gói xét nghiệm tay chân miệng của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 595,000 đồng.

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Những dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở người lớn
  • Hà Nội phát động chiến dịch phòng chống tay chân miệng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!