Bệnh thường gặp ở bé 10 tháng tuổi, mẹ đã biết cách phòng cho con?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Chăm sóc bé trong năm đầu tiên thường gây ra không ít khó khăn cho các ông bố bà mẹ, lúc này sức đề kháng cũng như cơ thể bé vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và cần được mọi người quan tâm kỹ hơn. Và với các bé 10 tháng tuổi thì sẽ một số bệnh lý thường xuất hiện ở bé, các mẹ có thể tham khảo bài viết này để có nhiều thông tin bổ ích trong việc chăm sóc cho bé.

Chăm sóc bé trong năm đầu tiên thường gây ra không ít khó khăn cho các ông bố bà mẹ, lúc này sức đề kháng cũng như cơ thể bé vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện và cần được mọi người quan tâm kỹ hơn. Và với các bé 10 tháng tuổithì sẽ một số bệnh lý thường xuất hiện ở bé, các mẹ có thể tham khảo bài viết này để có nhiều thông tin bổ ích trong việc chăm sóc cho bé.

1. Bé bị sốt

Với các bé 10 tháng tuổi, sốt là triệu chứng của nhiều loại bệnh lý khác nhau. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé bị sốt như do mọc răng, rối loại tiêu hóa hay do bé bị cảm thông thường, viêm phế quản, sốt do tiêm ngừa,...

Nếu như bé bị sốt, mẹ hãy nhanh chóng hạ nhiệt cho bé bằng khăn sạch với nước ấm, các mẹ có thể dùng nhiệt kế đo nhiệt độ của bé trước khi tiến hành lau mát. Mẹ hãy cho bé nằm ngửa, cởi bỏ bớt quần áo, rồi nhúng khăn vào chậu vắt hơi khô. Các mẹ chú ý đặt khăn ở các vị trí nhiệt độ cao như nách, bẹn, hay những nơi có mạch máu lớn. Cuối cùng các mẹ mới lau mát toàn thân cho bé.

Bệnh thường gặp ở bé 10 tháng tuổi, mẹ đã biết cách phòng cho con?

2. Nôn trớ

Nôn trớ là một hiện tượng thường gặp ở các bé 10 tháng tuổi, nguyên nhân là do các mẹ ép bé ăn quá nhiều hoặc cho bé nằm ngay sau khi ăn hoặc bú sữa mẹ. Khi đó, thức ăn trong dạ dày bé sẽ bị đẩy lên thực quản rồi trào ra miệng bé. Lúc này, dạ dày của bé còn ở tư thế nằm ngang khiến cho bé dễ bị nôn trớ thức ăn ra ngoài, tình trạng này sẽ cải thiện hơn khi bé lớn dần. Các mẹ đừng quá căng thẳng vì nôn trớ không ảnh hưởng gì tới sức khỏe cũng như sự phát triển của bé.

Nguyên nhân khác khiến bé nôn trớ là có thể do mẹ cho bé ăn dặm quá sớm hoặc ăn quá nhiều loại thức ăn trong ngày,... hệ tiêu hóa của bé thời điểm này vẫn còn non kém, chưa thể tiết ra được các men tiêu hóa các thành phần đạm, đường, chất béo,... từ thức ăn dăm, khiến cho bé khó hấp thu và dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Nếu như bé nôn trớ mà lại kèm theo nóng sốt, đi phân lỏng hay bị tiêu chảy, sổ mũi, ho, bé bị phát ban, trào ngược dạ dày thực quản,.. thì các mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế khám ngay để được các bác sĩ chuẩn đoán và điều trị sớm nhất.

Để hạn chế tình trạng nôn trớ của bé, các mẹ nên lưu ý một số điều sau:

- Nếu bé đã có biểu hiện không muốn ăn thì các mẹ không nên ép bé. Hãy để ý tìm hiểu xem tại sao bé lại sợ khi thấy thức ăn như đồ ăn không hấp dẫn, mùi vị không ngon, hay những thức ăn này không hợp khẩu vị của bé.

- Nếu như bé bị ốm, không khỏe,.. thì đừng cho bé ăn quá nhiều, nhưng hãy đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nước cho bé.

- Nếu như mẹ muốn thay đổi thực đơn ăn hàng ngày của bé thì nên để bé làm quen dần với các món mới. Các mẹ cũng cần cho bé ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc và nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày.

- Thông thường, nôn trớ cũng dễ bắt gặp ở các bé bị suy dinh dưỡng. Nguyên nhân là do bé biếng ăn lâu ngày dẫn đến hình thành cơ chế phản xạ từ chối thức ăn ở cơ thể, cứ ăn vào là bé sẽ tự ói ra. Lúc này, các mẹ hãy cho bé đến khám bác sĩ để có phương án điều trị thích hợp, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

Bệnh thường gặp ở bé 10 tháng tuổi, mẹ đã biết cách phòng cho con?

3. Khó ngủ

Một điều nữa khiến các mẹ đau đầu đặc biệt là với các bé 10 tháng tuổi là bé ngủ rất nhiều giấc trong ngày nhưng bé lại ngủ không sâu. Đối với các bé bú sữa mẹ thường ngủ ít hơn các bé bú bình do mau đói. Khó ngủ là biểu hiện thường gặp ở các bé, nhưng nếu như bệnh lý này còn đi kèm với các triệu chứng khác như: bé hay lăn lộn, trở mình, đổ nhiều mồ hôi, rụng tóc, ... thì có nhiều khả năng đó là bé thiếu vitamin D, và đây là nguyên nhân gây nên hiện tượng còi xương ở bé.

4. Bé 10 tháng tuổi da bị rôm sảy

Các bé 10 tháng tuổi rất dễ bị rôm sảy vào mùa nắng nóng, khi đó các bé hay bị ra nhiều mồ hôi, vị trí thường thấy là ở lưng, ngực, tay chân,... Bệnh rôm sảy là một loại bệnh lý thường gặp, không quá nguy hại nhưng việ phát hiện bệnh và điều trị sớm là rất quan trọng tránh tái phát nhiều lần vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong những năm tháng đầu đời.

Các mẹ nên điều trị và theo dõi bé thật cẩn thận, không nên tự ý dùng thuốc, thuốc thoa ngoài da khi chưa có chỉ định của các bác sĩ.

Cách phòng ngừa da bị rôm sảy ở bé 10 tháng tuổi:

- Vệ sinh mặt, miệng bé thật kỹ sau mỗi lần cho bé ăn hoặc bú sữa.

- Các mẹ nên hạn chế cho bé ăn những thực phẩm có thể khiến cho rôm sảy lan nhiều hơn như trứng, hải sản,...

- Các mẹ nên cắt móng tay, móng chân ở bé để tránh bé ngứa gãi làm tăng nhiễm trùng da.

- Nhà ở thông thoáng, không nên có khói thuốc, nước hoa, thú nuôi,...

Như vậy, bài viết trên Lily & WeCare đã nêu một số bệnh thường gặp và cách phòng tránh ở bé 10 tháng tuổi. Các mẹ hãy lưu ý khi bé có một trong những biểu hiện của bệnh trên để tìm ra nguyên nhân cũng như giải pháp thích hợp cho bé sự phát triển tốt nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!