Bệnh vảy nến có chữa được không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân khiến mắc bệnh vảy nến? Bệnh vảy nến có chữa được không? là những câu hỏi nhiều người quan tâm. Cùng Lily & WeCare tìm hiểu về bệnh vảy nến và trả lời cho câu hỏi bệnh vảy nến có chữa được không?

Bệnh vảy nến là gì? Nguyên nhân khiến mắc bệnh vảy nến? Bệnh vảy nến có chữa được không? là những câu hỏi nhiều người quan tâm. Cùng Lily & WeCare tìm hiểu về bệnh vảy nến và trả lời cho câu hỏi bệnh vảy nến có chữa được không?

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến (Psoriasis) là một bệnh da di truyền có ảnh hưởng đến khoảng 4% dân số toàn cầu, nó thường nằm im trong cơ thể người bệnh cho đến khi được kích hoạt bởi một loạt các yếu tố như lối sống cộng với các chế độ ăn uống. Bệnh vẩy nến có thể được biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: thông thường các biểu hiện của bệnh vảy xuất hiện trên da nhưng cũng có thể xuất hiện trên vùng đầu và các đầu móng tay, móng chân.

Nguyên nhân dẫn tới bệnh vảy nến

Tới nay vẫn chưa xác định nguyên nhân của bệnh vảy nến một cách rõ ràng. Mặc dù có nguyên nhân được chấp nhận là do một thành phần di truyền cơ bản nào đó, khi được kích hoạt sẽ làm cho hệ thống miễn dịch sản xuất một lượng quá nhiều tế bào da. Như vậy hiện tượng này được gọi là một số rối loạn tự miễn dịch.

Bệnh vảy nến có chữa được không?

Phân loại thể bệnh vảy nến

Có khá nhiều loại thể khác nhau của bệnh vảy nến, bao gồm:

Vẩy nến mảng bám (mãn tính)

- Vảy nến mụn mủ

- Vảy nến móng

- Vảy nến đốm, giọt

- Vảy nến bàn tay, bàn chân

- Viêm khớp vẩy nến

- Vảy nến uốn / nghịch

- Vảy nến giòn

- Vảy nến da đầu

- Vảy nến toàn thân

Biểu hiện của bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến có thể phát triển từ giai đoạn 16 tới 22 tuổi, hoặc từ 50-60 tuổi. Bệnh có thể kéo dài đến hết cuộc đời hoặc bộc phát từng giai đoạn riêng lẻ. Những dấu hiệu của bệnh vảy nến như:

- Xuất hiện các vảy trên da như vảy cá, màu đỏ gây tổn thương da ở lòng bàn tay với các mụn nhỏ là dấu hiệu của vảy nến ở lòng bàn tay, và xuất hiện dấu hiệu tương tự gọi là vảy nến ở bàn chân.

- Trên cơ thể bạn xuất hiện những lớp da chết dày lên, những nốt vảy da gây ngứa, các vảy như vảy cá trên da ngày càng phát triển. Sâu dưới vảy có màu hồng còn phía trên vảy da thì màu trắng.

- Các vảy này phát triển trên da đầu, đầu gối, khuỷu tay, phần trên của thân là nhiều. Tuy nhiên, khi chúng phát triển ở móng tay và móng chân, thì các vảy trở nên dày hơn, sần sùi và không màu.

Bệnh vảy nến có chữa được không?

Điều trị bệnh vảy nến vô cùng quan trọng. Có các kiểu điều trị bệnh như sau:

- Điều trị ngoài da: đó là việc người bệnh sử dụng các loại kem, sữa, gel hoặc dung môi. Trong những trường hợp, các bác sĩ thường bắt đầu điều trị với corticoid. Đây là một loại thuốc có nguồn gốc từ các hoocmone của vị thượng thận có tác dụng chống viêm mạnh mẽ. Do đó thuốc này thích hợp nhất cho giai đoạn cấp tính của bệnh vảy nến.

- Điều trị nội khoa: thuốc chữa vảy nến được dùng bằng đường uống ( viên thuốc) hoặc tĩnh mạch. Những loại thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ không mong muốn, do đó bệnh nhân cần phải lưu ý kiểm tra thường xuyên. Bệnh nhân phải tiến hành xét nghiệm trước khi bắt đầu điều trị và trong suốt quá trình điều trị bằng phương pháp này.

Bệnh vảy nến có chữa được không?

Cách điều trị vảy nến bằng thuốc nam

Bệnh vảy nến cực kỳ khó chữa, người bệnh cần phải kiên trì điều trị bệnh. Dưới đây là một vài bài thuốc nam chữa vảy nến hiệu quả.

Dạng cao ngưu bì tiên

Nguyên liệu bao gồm: Hùng hoàng, lưu hoàng, long não, khô phàn, minh phàn; tất cả đều hai phân, thêm hồng phàn 1 phân. Tất cả tán bột, chấm hoặc bôi lên trên chỗ tổn thương (thuốc rất độc không được bôi lên gần môi, miệng, mũi, mắt...).

Đại phong tử nhân

Bao gồm: Ma nhân 16g, Mộc triết tử 12g, Thủy ngân 12g, Long não 12g. Tất cả nấu thành cao, bôi ngày 2 lần trong 2 ngày.

Bôi cao mền thạch lựu bì

Bao gồm : Long não 1g, axitcacbonic 1ml , bột thạch lựu bì 15g, phàn thổ lâm 100g. Tất cả nấu thành cao lỏng (hoặc dùng bột thạch lựu bì 1 phân, dầu vừng 3 phần – luyện thuốc thành dạng hồ để bôi).

Châm cứu

Có thể châm ở các huyệt ở chi trên, chi dưới mỗi ngày 1 lần, mỗi lần 3-5 huyệt, 15 lần là một liệu trình.

Đây là những bài thuốc được tham: Theo tài liệu “Trung y chẩn liệu học bệnh hiện đại nan trị“ của Vu Quân Ngọc (Bắc Kinh, 1993)

Bệnh vảy nến không dễ dàng điều trị vì vậy người bệnh cần phải kiên trì. Khi có những biểu hiện của bệnh vảy nến, bạn nên tới cơ sở y tế để khám và điều trị sớm nhất. Với những chia sẻ về bệnh vảy nếnLily & WeCare vừa chia sẻ, người bệnh có thể tham khảo điều trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Cách điều trị bệnh vảy nến đơn giản không ai ngờ tới
  • 7 bài tập giãn khớp cho người viêm khớp vảy nến

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!