Bệnh viêm gan vi-rút C: Giải pháp điều trị mới

Kỹ năng sống - 05/02/2024

Cơ chế của giải pháp này là tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại vi-rút.

Viêm gan vi-rút C ('HCV') là căn bệnh nguy hiểm, đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Bệnh tiến triển thầm lặng và điều trị rất khó khăn, đặc biệt là với bệnh nhân HCV mạn tính kiểu gen 1.

Viêm gan vi-rút C ('HCV') là căn bệnh nguy hiểm, đang ngày càng gia tăng trong cộng đồng. Bệnh tiến triển thầm lặng và điều trị rất khó khăn, đặc biệt là với bệnh nhân HCV mạn tính kiểu gen 1. Một tin vui đó là giải pháp điều trị mới đã được đưa vào Việt Nam, giúp nâng cao khả năng chữa khỏi căn bệnh này.

Bệnh viêm gan vi-rút C: Giải pháp điều trị mới

Ảnh minh họa: Internet

Viêm gan vi-rút C không ngừng gia tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 3% dân số thế giới (180 triệu người) nhiễm HCV mạn tính. Mỗi năm, có thêm khoảng 5 triệu người bị nhiễm bệnh. Riêng Việt Nam hiện có khoảng 5% dân số (khoảng 4,5 triệu người) đang mang HCV trong cơ thể và con số này vẫn tiếp tục gia tăng hằng năm. Thống kê mới đây của ngành y tế cũng cho thấy, bệnh nhân viêm gan vi-rút C ở Việt Nam có thể đã lên đến 2 triệu người, trong đó có 4% tử vong.

Theo GS.BS. Phạm Hoàng Phiệt, Chủ tịch Hội Gan mật TP. HCM: 'HCV không có biểu hiện triệu chứng rõ rệt nên được gọi là kẻ giết người thầm lặng, đa số bệnh nhân chỉ đến khi bị xơ gan hoặc ung thư gan mới phát hiện ra bệnh'.

Cũng theo GS. BS. Phiệt, ngay cả đội ngũ bác sĩ điều trị và y tế dự phòng trên thực tế cũng biết về viêm gan B nhiều hơn viêm gan C (HCV). Từ đó dẫn đến một vấn đề là khi các cơ quan, công ty tổ chức khám bệnh định kỳ cho nhân viên thường bỏ qua việc tầm soát HCV. Đây là nguyên nhân khiến nhiều người khó phát hiện ra mình bị nhiễm HCV để được theo dõi và điều trị kịp thời.

Bệnh viêm gan vi-rút C: Giải pháp điều trị mới

Hội thảo 'Kỷ nguyên mới trong điều trị viêm gan vi-rút C' tại TP.HCM vừa qua. Ảnh minh họa

Thêm cơ hội chữa khỏi HCV

Theo BS. Phiệt, khác với viêm gan vi-rút B không thể chữa khỏi, viêm gan vi-rút C có thể chữa lành hẳn. Tuy nhiên, đây là căn bệnh khá phức tạp, tỷ lệ khỏi bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Người bệnh, sắc tộc (bệnh nhân châu Á có nhiều gen đáp ứng điều trị tốt hơn tới 80% so với các châu lục khác) và týp siêu vi. Tại Việt Nam, týp siêu vi khó điều trị chiếm tới hơn 30%, các týp khác chừng 20% và týp 6 (tương đối dễ điều trị) là 60%. Như vậy, khả năng điều trị HCV thành công ở người Việt có thể lên tới 70%. Điều quan trọng là cần phát hiện sớm để theo dõi sự tiến triển của HCV và được điều trị ngay.

Cơ chế của phác đồ điều trị viêm gan vi-rút C chuẩn đang được áp dụng tại Việt Nam thời gian qua là tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể chống lại vi-rút. Tuy nhiên, khó khăn là với bệnh nhân mắc viêm gan vi-rút C mạn tính kiểu gen 1 không đạt được đáp ứng siêu vi bền vững (SVR, nghĩa là không còn tìm thấy HCV trong máu 24 tuần sau khi ngưng điều trị).

Tại hội thảo 'Kỷ nguyên mới trong điều trị viêm gan vi-rút C', Tập đoàn Merck Sharp & Dohme (Asia) Ltd., ('MSD') đã chính thức công bố quyết định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cho phép sử dụng dòng thuốc chứa hoạt chất Boceprevir, ức chế trực tiếp vi-rút viêm gan C thế hệ đầu tiên, với khả năng gia tăng đáng kể tỷ lệ SVR ở bệnh nhân. Nhóm thuốc kháng vi-rút tác động trực tiếp (DAA) này có tác dụng can thiệp vào khả năng sao chép của vi-rút viêm gan C bằng cách ức chế loại men chính (NS3/4A serine protease).

Tại hội thảo, GS. Lim Seng Gee, cố vấn cao cấp, Khoa Tiêu hóa gan mật, Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore cho biết: 'Nhóm thuốc ức chế men protease của vi-rút viêm gan C này là một cơ hội mới cho những bệnh nhân không đáp ứng tốt với phác đồ điều trị hiện tại và nhóm thuốc này cũng giúp rút ngắn thời gian điều trị cho những bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt'.

Boceprevir đã được Cơ quan Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt năm 2011 và được áp dụng tại 50 quốc gia trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, mức chi phí điều trị với nhóm thuốc mới này khoảng từ 62 triệu đồng/tháng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!